Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

THẤY NHẸ CẢ ĐẦU

Bùi Văn Bồng
Hai ngày qua, mở mạng Internet thấy nhẹ hẳn cái đầu. Bởi vì lâu nay mỗi khi ngồi trước vi tính truy cập thường hay bị "mất mạng", chặn mạng. Chuyện hiếm có là trong hai ngày qua khi mở các trang web, các trang blog chỉ cần khẽ nhắp chuột đã thấy trang cần tìm hiện lên vèo vèo, không phải gọi "Cảnh sát phòng cháy chữa cháy" hỗ trợ giúp Vượt tường lửa. Các trang BBC, RFA, RFI, Infonet, Người Việt, Đàn chim Việt… thường bị chặn nhiều, nay cũng thông đường khá ngon lành. Các trang blog đi theo các mạng dịch vụ phổ biến, mạng chủ dẫn truyền như: Blogspot, wordpress, Yahoo 360, bologtiengviet, My Opera, Blogger, Yahoo60Plus, Drupal. BlogCity, Live Joumai…Các trang đuôi chấm Com, chấm Nét, chấm Org, Og.mash.yahoo, Services.spaces.live, Lvejourna… vẫn thường bị chặn, nay cũng “đường đã rộng thênh thang mạng ảo”.

Ông Trời thì không bao giờ đi vắng, vì mạng được dẫn sóng nhờ Trời. Nhân ngày nghỉ cuối tuần cũng không phải. Vì lâu nay kể cả ngày Thứ 7, Chủ nhật, ngày nghỉ leẽ, Tết cũng thường xuyên bị chặn.


Thực ra, nhiều người còn ấn tượng với các trang blog, cho là “tự do quá trớn”, nằm ngoài vòng kiểm soát, dễ phạm pháp, thậm chí còn quy cho nó vào cái gọi là “lề trái”. Nhưng về bản chất, đây là mạng thông tin cập nhật nhanh nhất, đến với người đọc hiệu quả nhất, nội dung, loại hình cũng đa dạng, phong phú nhất, ngày càng đông thêm người đọc trên các trang mạng.

Blog, gọi tắt của weblog, là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống bây giờ được người ta gọi là chính thống, phải có giấy phép, quản lý chặt chẽ… Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.

Một trang blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh, media-Video Clip, phim, âm nhạc và liên kết (tới các trang chứa phim, âm nhạc, game onlines). Văn blog dùng phong cách giao lưu, tọa đàm, thảo luận, chia sẻ thông tin toàn cầu. Một blog thường chỉ liên quan đến một chủ đề yêu thích. Nhiều blogger tự phân biệt mình với các phương tiện truyền thông đại chúng và một số khác là người làm việc cho các phương tiện truyền thông đại chúng này, đồng thời tham gia một kênh thông tin khác. Một số tổ chức cho rằng viết blog là một phương tiện để tránh bị kiểm duyệt và trực tiếp đưa thông điệp của mình tới công chúng. Một số các nhà phê bình lo rằng blogger không tôn trọng bản quyền và dễ đi ngược, nhiễu loạn các trang thông tin vốn có truyền thống của báo in, đài phát thanh, phát hình trong việc đưa những thông tin đáng tin cậy đến xã hội.



Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nhà báo viết blog, theo như danh sách các J-blog của CyberJournalist.net đã lên con số hàng chục nghìn. Lần đầu tiên một blog được sử dụng trên một trang web thông tin là vào tháng 8 năm 1998, khi nhà báo Jonathan Dube của tờ Chalotte Observer đăng một ký sự về cơn bão Bonnie..

Blog cũng có tầm ảnh hưởng tới những ngôn ngư xthiểu số, góp phần tập hợp những người nói và học những ngôn ngữ này; ví dụ nổi bật là các blog tiếng Gaelic, với những người viết blog ở rất xa khu vực nói tiếng Gaelic thậm chí ở cả Kazakhstan và Alaska. Xuất bản bằng ngôn ngữ thiểu số có thể tìm đường đến tới độc giả bằng cách tạo blog, không tốn kém và khả thi hơn cách thông thường rất nhiều.

Blog hiện nay phát triển từ nhật ký trực tuyến, nơi mọi người ghi lại một phần của cuộc sống riêng tư, cho đến mở rộng băng thông thành các mo-tip, loại hình truyền thông xã hội phổ truyền ngày càng phong phú, đa dạng. Trang webring The Open Pages là một trong những cộng đồng viết nhật ký trực tuyến như vậy. Nhà báo Jútin Hall bắt đầu viết blog cá nhân từ năm 1994 khi còn là sinh viên tại Swarthmore College, được coi là blogger lâu đời nhất. Những dạng khác của những bản tin (hay nhật ký) được giữ trực tuyến cũng đã tồn tại hàng chục năm với hiệu năg phiỉ truyền ngày càng lớn.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phân tích nguyên do blog được ưa chuộng. Hai thước đo được sử dụng là: số lần được trích dẫn, và số lần được để link liên kết (i.e. blogroll). Kết luận ban đầu từ các nghiên cứu về kết cấu blog là mặc dù để trở nên nổi tiếng, một blog mất khá nhiều thời gian, nhưng liên kết link vĩnh viễn làm tăng độ nổi tiếng của blog rất nhanh, và có thể chỉ ra độ ảnh hưởng của một blog hơn blogroll, bởi vì chúng cho biết người đọc có thực sự đọc nội dung blog hay không, và đánh giá blog là đáng đọc trong những trường hợp cụ thể.

Các hành động xâm hại, hacker, ngăn chặn blog đều đi ngược xu thế phát triển ngày càng hiện đại của công nghệ thông tin. Nhiều hành động, thủ đoạn chặn mạng chẳng qua là muốn "tốt đẹp bày ra, xấu xa đậy lại", bưng bít thông tin, bịt miệng thiên hạ, che đậy xấu xa, kéo chà rào dậu. Thời đại này mà còn "chơi" trò ấu trĩ, bảo thủ, lạc hậu như vậy là vi phạm nhân quyền, vi phạm dân chủ, ngáng trở sự phát triển của quy luật tự nhiên và xã hội. Dư luận ai cũng cho rằng làm như thế là quá tiểu nhân, thấp hèn.

Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền cơ bản của con người? Việc này cũng thể hiện nét van hóa mạng và quyền tự do ngôn luận, quyền được giao lưu mở rộng kiên sthức, trao đổi thông tin, cha sẻ niềm riêng. Trong một Nghị quyết được thông qua vào ngày 5-7-2012, Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm này. Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này. Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút ký vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này. Tổng thống Mianma tuyên bố cho mọi người dân làm trang mạng, truy cập mạng thoải mái.

Vấn đề này lần đầu tiên được khẳng định bởi một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT) vào năm 2003.

Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc theo dõi sự tiến bộ về quyền con người cũng như phát hiện ra những hành vi vi phạm những quyền cơ bản này trên tất cả các nước thành viên. Trước đây, tổ chức này đã gọi quyền tự do thể hiện quan điểm của bản thân của con người là “một trong những nền tảng thiết yếu” của một xã hội dân chủ và công nhận tầm quan trọng của Internet trong việc “thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được tự do đưa ra những ý kiến và quan điểm này”. Vào tháng 6 năm ngoái, trong một báo cáo khác của mình, Liên hợp quốc cũng đã coi được truy cập Internet là một quyền cơ bản của toàn nhân loại.

Gần đây, Văn bản số 7169 của Văn phòng Chính phủ với nội dung chỉ trích và đưa ra các biện pháp dẹp bỏ, ngăn chặn các trang mạng “ngoài luồng quản lý”, cấm không cho các cán bộ đảng viên, nhân viên Nhà nước truy cập các trang mạng. Làm như thế không đem lại hiệu quả bao nhiều mà còn đi ngược xu thế phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin hiện đại trong thời kỳ bùng nổ thông tin toàn cầu. Cũng như nhiều hành động, tổ chức kỹ thuật, nhà quản lý Thông tin-Truyền thông, lập ra các hacker không ngừng gia tăng ngăn chặn mạng đều dẫn đến sự phản ứng quyết liệt của cư dân Làng Mạng. Chặn các trang mạng là thể hiện vi phạm nhân quyền, như lấy bùn non, đất cát be bờ chặn nước lũ. Chặn chỗ này nó sẽ nhân bản nhiều lần, tìm kênh mạng, đường dẫn, bung phá chỗ khác, kể cả nhiều cách để vượt tường lửa. Ngay cái nickname tưởng chặn “ngon” vào lúc này thì lúc khác lại phát sinh. Còn việc “chặt gố” bằng thay đổi hệ điều hành thì không hề đơn giản. Tuy nhiên, việc Bộ công an phối hợp với ngành 4T và các cơ quan hữu quan chặn các mạng cờ bạc, cá độ, casino từ xa, các trang sex bất lợi, game dịch vụ trá hình là cần thiết, có ích cho xã hội, làm lành mạnh hóa mạng Internet trong cộng đồng.

Hai ngày nay, được “tháo khoán” coi như sự gia ân của các nhà quản lý, các “sát thủ mạng”, hacker, thả tự do cho mạng Internet trên không gian đất Việt, mở các trang mạng tháy thông suốt, nhẹ hẳn đầu. Qua đây, cũng xin ngỏ lời cảm ơn những HACKER đã cảm thông cho cư dân Làng Mạng.



Bùi Văn Bồng