Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

TRANG TRANNHUONG.COM BÌNH CHỌN NĂM 2012


TNc: Thông lệ dịp cuối năm trang Trannhuongcom đều bình chon sự kiện kinh tế, xã hội, văn hóa nổi bật trong năm. Với góc nhìn cá nhân còn thiển cận, năm nay trang nhà bình chọn sự kiện mặt sau của xuất sắc để chúng ta nhìn đa chiều. Trang nhà đặt tên là LÚC LẮC trong năm 2012. Xin được thứ lỗi nếu có điều gì chưa chính xác.

• Tập thể lúc lắc: Nhóm lợi ích

• Doanh nghiệp NN lúc lắc: Vinalines

• Quy định lúc lắc : Xe chính chủ

• Ngành lúc lắc: Ngân hàng

• Bộ lúc lắc: Giao thông vận tải.

• Công trình lúc lắc: Thủy điện Sông Tranh

• Trường học lúc lắc: Đồi Ngô, Bắc Giang

• Tập đoàn lúc lắc: EVN

• Láng giềng lúc lắc: Trung Quốc

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

TOP TEN PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG NĂM 2012

Trương Duy Nhất

1. “Tự do cái con c…!”- Phát ngôn kinh động gây phẫn uất dư luận của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP HCM khi thấy bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai mặc áo có hàng chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.

2. Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn: “Một số người trung thực đã quyết định không vào đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo đảng nữa. Thế là đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn”- Nhà văn Vũ Tú Nam.

3. Đất nước trên cỗ xe hỏng phanh: “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái không biết lùi, và xe hỏng phanh… chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”- Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.

4. Đồng chí X: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí “X” không có lỗi”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích về việc Bộ Chính trị không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

NHIỀU KHI TÔI NGƠ NGÁC NHỚ ÔNG



Hoàng Quốc Hải

Mới cách đây vài tháng, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng quyết định lấy một con phố tại quận Kiến An được vinh dự mang tên nhà văn Hoàng Công Khanh, và nơi ấy chính là quê hương ông. Năm 1945 ông tham gia mặt trận Việt Minh thì Thành phố Hải Phòng là một đơn vị hành chính lớn của tỉnh Kiến An, nay quê hương lấy tên ông đặt cho một đường phố thì Kiến An trở thành một quận của thành phố Hải Phòng. Đúng là thế gian biến đổi.



Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hoàng Công Khanh gắn bó với Thủ đô Hà Nội cho tới khi ông trút hơi thở cuối cùng. Ngay cả các tác phẩm văn học của ông hầu hết là viết về Thăng Long Hà Nội. Ấy thế mà quê hương vẫn ưu ái, tôn trọng và vinh danh ông. Quê hương nhận thức rằng các tác phẩm của nhà văn là phục vụ công chúng cả nước, chứ không hẹp lượng kiểu khoanh vùng, rằng không viết về Hải Phòng thì Hải Phòng không tặng thưởng, không vinh danh. Thế mới biết cái tầm cao văn hoá của Hải Phòng thật đáng trân trọng!

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

PHỐ CHU VĂN

Trần Huy Thuận

Thành phố chuẩn bị lên “hạng”, một số đường phố lâu nay chưa có tên, nay được đặt tên. Trong dịp này, tên nhà văn Chu Văn cũng được đặt cho một đường phố.

Chuyện này đáng ra không lấy làm lạ, bởi ông là một nhà văn nổi tiếng “cấp Quốc gia” (như cách nói của Đặng Hồng Nam, một nhà văn sống và hoạt động văn học lâu năm ở Thành phố này). Nhưng vẫn là “chuyện lạ”, bởi khi ông còn sống, còn viết, thì “một bộ phận” các vị chức sắc cùng thời không ưa ông. Họ nói ông kiêu ngạo, có chút “tên tuổi” đã tỏ vẻ coi thường vai trò lãnh đạo của họ…Thì xưa nay con ngựa hay bao giờ chả là con ngựa “bất kham”?

Rồi không dừng lại ở chỗ “không ưa”, họ đã tiến hành “hạ bệ” ông bằng một “chiến dịch” có bài bản, rất “lo-gic” và…rất “dân chủ”, bằng cách bật đèn xanh cho một số kẻ bất tài, bất mãn, bất… đức, đặt điều phê phán, chửi bới ông, thông qua diễn đàn một “Đại hội” của những người làm văn học nghệ thuật của địa phương! Để “chắc ăn”, trước và trong đại hội, họ phao tin ông là người “ngoại tỉnh”(*), nên không gắn bó lắm với việc đào tạo thế hệ người làm văn nghệ của địa phương – mặc dù gần như cả cuộc đời công tác Cách mạng và hoạt động Văn hóa, Văn nghệ của Chu Văn đều gắn với nơi đây (**). Cái đòn này như “gãi đúng chỗ ngứa”, vì con người ta vốn… thừa tính “cục bộ địa phương” mà! Oái oăm là sau khi đã tổ chức thành công “Đại hôi Hạ bệ”, thì người ta liền tiến hành ngay lễ trao tặng huân chương(***) cho nhà văn, cùng một lúc với lễ “chào mừng Đại hội thành công tốt đẹp” – Tuyên dương và hạ bệ đã diễn ra trong cùng một thời điểm với cùng một con người. Ngẫm mà “ghê” cả người!

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

PHẢI CỨNG RẮN ĐỂ VÔ HIỆU HÓA LÒNG THAM

Bài trên Datviet


Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích hàng loạt động thái dồn dập của Trung Quốc (TQ) nhằm khẳng định chủ quyền phi lý của họ trên biển Đông. Những động thái của TQ đã là câu trả lời rõ ràng, không còn nghi ngờ gì, chủ trương của TQ tiến ra biển, khống chế làm chủ biển Đông là không có gì thay đổi, mà còn tính toán bài bản, tinh vi hơn để tạo dư luận có lợi cho họ, tạo bẫy pháp lý để các nước mặc nhiên thừa nhận chủ quyền TQ.

TQ sẽ tiếp tục chủ trương biến 80% biển Đông thành “ao nhà” của họ, trước mắt là tìm cách biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, hợp thức hóa yêu sách đường “lưỡi bò” phi lý. Do vậy không thể mơ hồ, hy vọng sự thay đổi- chí ít là thời gian trước mắt, về chủ trương của TQ.

- Liệu các động thái đó có ảnh hưởng đến đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) không, thưa ông?

- COC là văn kiện có tính pháp lý mạnh mẽ, đi vào những quy định cụ thể để xử lý các tranh chấp xảy ra trong các phạm vi biển và thềm lục địa theo yêu sách do các bên vận dụng các tiêu chuẩn của Công ước Luật Biển năm 1982 để vạch ra, tất nhiên sẽ động đến đường “lưỡi bò” - một yêu sách “hoang tưởng”, phi lý, bất chấp mọi tiêu chuẩn của Luật Biển 1982 - do TQ tự ý vẽ ra. Đường “lưỡi bò” nếu không bị cắt đi, thì COC khó lòng mà đạt được. Nói thiện chí thì ASEAN quá thiện chí rồi.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

TIÊN SƯ ANH TÀO THÁO

Thái Sinh

Trời trở rét, khiến cho các vết thương trên người lão Cò nhức nhối. Mấy năm trước, cuối năm bận rộn việc đấu thầu, chạy thầu dù trời rét mướt nhưng lão chả thấy đau đớn gì. Năm nay nằm khàn ở nhà, Tiên Lãng Tửu ngày ba bận uống nhưng người vẫn cứ đuội ra, tay chân mỏi rã rời. Vợ lão mát mẻ: Giá như bây giờ có mấy con tóc xanh, tóc đỏ đến mát xa mát gần thì ông đỡ đau ngay mà…Nghe vợ nói mà tức. Tuy vậy, lão Cò chả thèm để vào tai, lão chống gậy sang nhà bác Thảo Dân.

Kể từ hôm thằng Út mua cho bộ máy vi tính, dạy cho cách đọc báo mạng bác Thảo Dân xem ra ham mê lướt “oét”, chểnh mảng chuyện chăm sóc đám ba ba, khiến vợ bác phải kêu trời. Thấy lão Cò tới, bác Thảo Dân thất vọng:

- Tiếc quá lão ạ! Thế là mùa giải “Nô ben” đã qua…

Chưa hiểu điều bác Thảo Dân nói vậy có nghĩa là gì, lão Cò hờ hững:

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

“ĐỔI MỚI NHƯNG BÀN TAY PHẢI SẠCH”

Dương Đức Quảng

TNb: :Từ ngày 30/11/2012,, sau 3 năm 3 tháng mở blog Đầu Gối, nhà báo Dương Đức Quảng đã chia tay bạn đọc, chính thức đóng blog này.Trước khi đóng blog, ông có một bài viết cuối cùng trên blog Đầu Gối để tưởng nhớ Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà ông rất kính trọng và quý mến.TNc.xin giới thiệu bài viết này của ông.


Thủ tướng Võ Văn Kiệt (phải), nhà báo Dương Đức Quảng (trái) >>>

Đó là câu nói của Thủ tướng Võ Văn Kiệt với tôi trong một buổi sáng Thủ tướng gọi tôi lên phòng làm việc của ông. Dạo ấy, ở Văn phòng Chính phủ (VPCP), ngoài Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc và làm việc với Thủ tướng, có hai Vụ trưởng là Vụ trưởng Vụ Nội chính và Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí của VPCP hầu như tuần nào cũng được Thủ tướng gọi lên làm việc, có tuần hai, ba lần. Từ ngày được điều động từ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lên VPCP giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP và Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực thông tin, báo chí (tháng 3-1993), tôi được Bộ trưởng và Thủ tướng giao theo dõi tin tức hàng ngày trên báo chí, làm điểm báo và nắm bắt dư luận xã hội, dư luận báo chí về sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng để báo cáo lãnh đạo xử lý. Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp yêu cầu tôi điểm báo phải phản ánh trung thực, đầy đủ các ý kiến và phát hiện của báo chí về các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước... để Thủ tướng biết, chỉ đạo xử lý...

Ai cũng biết Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những vị lãnh đạo có công rất lớn đối với công cuộc đổi mới đất nước. Trong những năm làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân rồi Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, thời kỳ còn bao cấp nặng nề, sản xuất đình đốn, công nhân bỏ việc, người dân thiếu ăn, đến cả bo bo cũng không đủ, phải phân phối… Ông và lãnh đạo thành phố chủ trương “phá rào chính sách kinh tế”, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước chủ động tìm kiếm nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu và cho phép Công ty lương thực thành phố thu mua lúa gạo từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về bán cho dân…Một số nhà máy, xí nghiệp, công ty làm ăn có hiệu quả, trở thành đơn vị điển hình đi đầu trong đổi mới sản xuất, kinh doanh, được cả nước biết đến. Sau này một số lãnh đạo đơn vị điển hình đó có những biểu hiện tiêu cực bị báo chí phát hiện và phản ánh trên mặt báo.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

"TỪ CHỨC" CÒN LÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC NỮA


Trần Thuận
CHỨC TƯỚC thực ra cũng chỉ là một NGHỀ trong cái nghề làm chính trị, kinh tế... Nhưng là cái nghề có “quyền thế”, có “lộc” – và từ đó có “lợi quyền”, có “thế lực”. Nên “chức tước” mang ba đặc điểm: làm con người ta bị mê hoặc nhiều nhất, muốn chiếm đoạt mạnh nhất và từ bỏ khó nhất. Muốn có thế lực, muốn thế lực ngày càng mạnh, thì phải có “lực lượng” – bè cánh. Cùng lực lượng thì cùng lợi ích, cùng lo bảo vệ cái lợi ích chung đó, sinh ra “nhóm lợi ích”.

Khó từ bỏ chức tước (từ chức) có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, như trên đã nói, do chức gắn với lợi quyền. Thứ hai, do sự ràng buộc vô hình của “nhóm lợi ích” - Đã cấu kết thành bè cánh, thành nhóm, thành “phe”, thì việc từ chức không còn phụ thuộc mình anh ta nữa. Thứ ba, nếu chức tước do “mua” mà có, thì càng khó từ bỏ bởi còn cần thời gian để “thu hồi vốn” và kiếm lời! Và, thật buồn khi phải nói thêm điều này: Thực tế cho thấy, điều khiến người có chức không từ chức còn vì… người đó không nhận ra, không nhận thức được trình độ mình YẾU KÉM – kể cả RẤT YẾU KÉM, nên cứ VÔ TƯ YÊN VỊ trên cái GHẾ mà ông ta được ngồi, đang ngồi!.. Cho nên phải nói thêm: Muốn TỪ CHỨC, người có chức còn phải có TRÍ THỨC, phải THÔNG MINH chứ không thể như con vịt, suốt ngày “cạc cạc”.