Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

TRANG TRANNHUONG.COM BÌNH CHỌN NĂM 2012


TNc: Thông lệ dịp cuối năm trang Trannhuongcom đều bình chon sự kiện kinh tế, xã hội, văn hóa nổi bật trong năm. Với góc nhìn cá nhân còn thiển cận, năm nay trang nhà bình chọn sự kiện mặt sau của xuất sắc để chúng ta nhìn đa chiều. Trang nhà đặt tên là LÚC LẮC trong năm 2012. Xin được thứ lỗi nếu có điều gì chưa chính xác.

• Tập thể lúc lắc: Nhóm lợi ích

• Doanh nghiệp NN lúc lắc: Vinalines

• Quy định lúc lắc : Xe chính chủ

• Ngành lúc lắc: Ngân hàng

• Bộ lúc lắc: Giao thông vận tải.

• Công trình lúc lắc: Thủy điện Sông Tranh

• Trường học lúc lắc: Đồi Ngô, Bắc Giang

• Tập đoàn lúc lắc: EVN

• Láng giềng lúc lắc: Trung Quốc

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

TOP TEN PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG NĂM 2012

Trương Duy Nhất

1. “Tự do cái con c…!”- Phát ngôn kinh động gây phẫn uất dư luận của Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3, TP HCM khi thấy bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai mặc áo có hàng chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.

2. Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn: “Một số người trung thực đã quyết định không vào đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo đảng nữa. Thế là đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn”- Nhà văn Vũ Tú Nam.

3. Đất nước trên cỗ xe hỏng phanh: “Đất nước chúng ta đang đi trên một cỗ xe mà người lái không biết lùi, và xe hỏng phanh… chỉ băm băm lao về phía trước, đầy những rủi ro”- Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc.

4. Đồng chí X: "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí “X” không có lỗi”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích về việc Bộ Chính trị không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

NHIỀU KHI TÔI NGƠ NGÁC NHỚ ÔNG



Hoàng Quốc Hải

Mới cách đây vài tháng, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng quyết định lấy một con phố tại quận Kiến An được vinh dự mang tên nhà văn Hoàng Công Khanh, và nơi ấy chính là quê hương ông. Năm 1945 ông tham gia mặt trận Việt Minh thì Thành phố Hải Phòng là một đơn vị hành chính lớn của tỉnh Kiến An, nay quê hương lấy tên ông đặt cho một đường phố thì Kiến An trở thành một quận của thành phố Hải Phòng. Đúng là thế gian biến đổi.



Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hoàng Công Khanh gắn bó với Thủ đô Hà Nội cho tới khi ông trút hơi thở cuối cùng. Ngay cả các tác phẩm văn học của ông hầu hết là viết về Thăng Long Hà Nội. Ấy thế mà quê hương vẫn ưu ái, tôn trọng và vinh danh ông. Quê hương nhận thức rằng các tác phẩm của nhà văn là phục vụ công chúng cả nước, chứ không hẹp lượng kiểu khoanh vùng, rằng không viết về Hải Phòng thì Hải Phòng không tặng thưởng, không vinh danh. Thế mới biết cái tầm cao văn hoá của Hải Phòng thật đáng trân trọng!

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

PHỐ CHU VĂN

Trần Huy Thuận

Thành phố chuẩn bị lên “hạng”, một số đường phố lâu nay chưa có tên, nay được đặt tên. Trong dịp này, tên nhà văn Chu Văn cũng được đặt cho một đường phố.

Chuyện này đáng ra không lấy làm lạ, bởi ông là một nhà văn nổi tiếng “cấp Quốc gia” (như cách nói của Đặng Hồng Nam, một nhà văn sống và hoạt động văn học lâu năm ở Thành phố này). Nhưng vẫn là “chuyện lạ”, bởi khi ông còn sống, còn viết, thì “một bộ phận” các vị chức sắc cùng thời không ưa ông. Họ nói ông kiêu ngạo, có chút “tên tuổi” đã tỏ vẻ coi thường vai trò lãnh đạo của họ…Thì xưa nay con ngựa hay bao giờ chả là con ngựa “bất kham”?

Rồi không dừng lại ở chỗ “không ưa”, họ đã tiến hành “hạ bệ” ông bằng một “chiến dịch” có bài bản, rất “lo-gic” và…rất “dân chủ”, bằng cách bật đèn xanh cho một số kẻ bất tài, bất mãn, bất… đức, đặt điều phê phán, chửi bới ông, thông qua diễn đàn một “Đại hội” của những người làm văn học nghệ thuật của địa phương! Để “chắc ăn”, trước và trong đại hội, họ phao tin ông là người “ngoại tỉnh”(*), nên không gắn bó lắm với việc đào tạo thế hệ người làm văn nghệ của địa phương – mặc dù gần như cả cuộc đời công tác Cách mạng và hoạt động Văn hóa, Văn nghệ của Chu Văn đều gắn với nơi đây (**). Cái đòn này như “gãi đúng chỗ ngứa”, vì con người ta vốn… thừa tính “cục bộ địa phương” mà! Oái oăm là sau khi đã tổ chức thành công “Đại hôi Hạ bệ”, thì người ta liền tiến hành ngay lễ trao tặng huân chương(***) cho nhà văn, cùng một lúc với lễ “chào mừng Đại hội thành công tốt đẹp” – Tuyên dương và hạ bệ đã diễn ra trong cùng một thời điểm với cùng một con người. Ngẫm mà “ghê” cả người!

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

PHẢI CỨNG RẮN ĐỂ VÔ HIỆU HÓA LÒNG THAM

Bài trên Datviet


Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích hàng loạt động thái dồn dập của Trung Quốc (TQ) nhằm khẳng định chủ quyền phi lý của họ trên biển Đông. Những động thái của TQ đã là câu trả lời rõ ràng, không còn nghi ngờ gì, chủ trương của TQ tiến ra biển, khống chế làm chủ biển Đông là không có gì thay đổi, mà còn tính toán bài bản, tinh vi hơn để tạo dư luận có lợi cho họ, tạo bẫy pháp lý để các nước mặc nhiên thừa nhận chủ quyền TQ.

TQ sẽ tiếp tục chủ trương biến 80% biển Đông thành “ao nhà” của họ, trước mắt là tìm cách biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, hợp thức hóa yêu sách đường “lưỡi bò” phi lý. Do vậy không thể mơ hồ, hy vọng sự thay đổi- chí ít là thời gian trước mắt, về chủ trương của TQ.

- Liệu các động thái đó có ảnh hưởng đến đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) không, thưa ông?

- COC là văn kiện có tính pháp lý mạnh mẽ, đi vào những quy định cụ thể để xử lý các tranh chấp xảy ra trong các phạm vi biển và thềm lục địa theo yêu sách do các bên vận dụng các tiêu chuẩn của Công ước Luật Biển năm 1982 để vạch ra, tất nhiên sẽ động đến đường “lưỡi bò” - một yêu sách “hoang tưởng”, phi lý, bất chấp mọi tiêu chuẩn của Luật Biển 1982 - do TQ tự ý vẽ ra. Đường “lưỡi bò” nếu không bị cắt đi, thì COC khó lòng mà đạt được. Nói thiện chí thì ASEAN quá thiện chí rồi.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

TIÊN SƯ ANH TÀO THÁO

Thái Sinh

Trời trở rét, khiến cho các vết thương trên người lão Cò nhức nhối. Mấy năm trước, cuối năm bận rộn việc đấu thầu, chạy thầu dù trời rét mướt nhưng lão chả thấy đau đớn gì. Năm nay nằm khàn ở nhà, Tiên Lãng Tửu ngày ba bận uống nhưng người vẫn cứ đuội ra, tay chân mỏi rã rời. Vợ lão mát mẻ: Giá như bây giờ có mấy con tóc xanh, tóc đỏ đến mát xa mát gần thì ông đỡ đau ngay mà…Nghe vợ nói mà tức. Tuy vậy, lão Cò chả thèm để vào tai, lão chống gậy sang nhà bác Thảo Dân.

Kể từ hôm thằng Út mua cho bộ máy vi tính, dạy cho cách đọc báo mạng bác Thảo Dân xem ra ham mê lướt “oét”, chểnh mảng chuyện chăm sóc đám ba ba, khiến vợ bác phải kêu trời. Thấy lão Cò tới, bác Thảo Dân thất vọng:

- Tiếc quá lão ạ! Thế là mùa giải “Nô ben” đã qua…

Chưa hiểu điều bác Thảo Dân nói vậy có nghĩa là gì, lão Cò hờ hững:

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

“ĐỔI MỚI NHƯNG BÀN TAY PHẢI SẠCH”

Dương Đức Quảng

TNb: :Từ ngày 30/11/2012,, sau 3 năm 3 tháng mở blog Đầu Gối, nhà báo Dương Đức Quảng đã chia tay bạn đọc, chính thức đóng blog này.Trước khi đóng blog, ông có một bài viết cuối cùng trên blog Đầu Gối để tưởng nhớ Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà ông rất kính trọng và quý mến.TNc.xin giới thiệu bài viết này của ông.


Thủ tướng Võ Văn Kiệt (phải), nhà báo Dương Đức Quảng (trái) >>>

Đó là câu nói của Thủ tướng Võ Văn Kiệt với tôi trong một buổi sáng Thủ tướng gọi tôi lên phòng làm việc của ông. Dạo ấy, ở Văn phòng Chính phủ (VPCP), ngoài Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc và làm việc với Thủ tướng, có hai Vụ trưởng là Vụ trưởng Vụ Nội chính và Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí của VPCP hầu như tuần nào cũng được Thủ tướng gọi lên làm việc, có tuần hai, ba lần. Từ ngày được điều động từ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lên VPCP giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP và Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực thông tin, báo chí (tháng 3-1993), tôi được Bộ trưởng và Thủ tướng giao theo dõi tin tức hàng ngày trên báo chí, làm điểm báo và nắm bắt dư luận xã hội, dư luận báo chí về sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng để báo cáo lãnh đạo xử lý. Thủ tướng Võ Văn Kiệt trực tiếp yêu cầu tôi điểm báo phải phản ánh trung thực, đầy đủ các ý kiến và phát hiện của báo chí về các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước... để Thủ tướng biết, chỉ đạo xử lý...

Ai cũng biết Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những vị lãnh đạo có công rất lớn đối với công cuộc đổi mới đất nước. Trong những năm làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân rồi Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, thời kỳ còn bao cấp nặng nề, sản xuất đình đốn, công nhân bỏ việc, người dân thiếu ăn, đến cả bo bo cũng không đủ, phải phân phối… Ông và lãnh đạo thành phố chủ trương “phá rào chính sách kinh tế”, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước chủ động tìm kiếm nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu và cho phép Công ty lương thực thành phố thu mua lúa gạo từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về bán cho dân…Một số nhà máy, xí nghiệp, công ty làm ăn có hiệu quả, trở thành đơn vị điển hình đi đầu trong đổi mới sản xuất, kinh doanh, được cả nước biết đến. Sau này một số lãnh đạo đơn vị điển hình đó có những biểu hiện tiêu cực bị báo chí phát hiện và phản ánh trên mặt báo.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

"TỪ CHỨC" CÒN LÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC NỮA


Trần Thuận
CHỨC TƯỚC thực ra cũng chỉ là một NGHỀ trong cái nghề làm chính trị, kinh tế... Nhưng là cái nghề có “quyền thế”, có “lộc” – và từ đó có “lợi quyền”, có “thế lực”. Nên “chức tước” mang ba đặc điểm: làm con người ta bị mê hoặc nhiều nhất, muốn chiếm đoạt mạnh nhất và từ bỏ khó nhất. Muốn có thế lực, muốn thế lực ngày càng mạnh, thì phải có “lực lượng” – bè cánh. Cùng lực lượng thì cùng lợi ích, cùng lo bảo vệ cái lợi ích chung đó, sinh ra “nhóm lợi ích”.

Khó từ bỏ chức tước (từ chức) có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, như trên đã nói, do chức gắn với lợi quyền. Thứ hai, do sự ràng buộc vô hình của “nhóm lợi ích” - Đã cấu kết thành bè cánh, thành nhóm, thành “phe”, thì việc từ chức không còn phụ thuộc mình anh ta nữa. Thứ ba, nếu chức tước do “mua” mà có, thì càng khó từ bỏ bởi còn cần thời gian để “thu hồi vốn” và kiếm lời! Và, thật buồn khi phải nói thêm điều này: Thực tế cho thấy, điều khiến người có chức không từ chức còn vì… người đó không nhận ra, không nhận thức được trình độ mình YẾU KÉM – kể cả RẤT YẾU KÉM, nên cứ VÔ TƯ YÊN VỊ trên cái GHẾ mà ông ta được ngồi, đang ngồi!.. Cho nên phải nói thêm: Muốn TỪ CHỨC, người có chức còn phải có TRÍ THỨC, phải THÔNG MINH chứ không thể như con vịt, suốt ngày “cạc cạc”.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

THÀY CÁU


Huỳnh Văn Úc
Ông Mộc khánh thành nhà thờ họ. Họ Lê của ông là họ lớn trong làng, nhiều người đỗ đạt, số người có thêm phần đệm đứng trước tên là GS. TS không thể đếm hết bằng số ngón trên hai bàn tay. Vì thế nhà thờ họ Lê của ông cũng được xây dựng vào loại bề thế trong làng. Tuy xây chỉ một tầng, ba gian, hai chái, mái đầu đao, nền cao, cột tròn đổ bê tông cốt sắt bên ngoài sơn giả gỗ, lợp ngói âm dương nhưng ngôi nhà thờ họ đã nổi bật lên giữa chốn làng quê như một điểm nhấn giữa những khối nhà vuông vức xây hai hay ba tầng theo một công thức kiến trúc đơn điệu. Nhà thờ họ xây xong đã gần ba tuần lễ nhưng hôm nay mới chọn được ngày lành tháng tốt mời thầy về làm lễ yên vị các bát hương đặt trên bệ thờ gia tiên tiền tổ. Thầy ngoài bốn mươi tuổi, mặc bộ quần áo nâu, đậm người, mặt vuông chữ điền, lông mày rậm, mắt xếch và sáng, môi dày, giọng nói sang sảng. Thầy đến từ sáng sớm, mọi thứ hương hoa lễ vật đã bày biện xong, con cháu trong nhà đã tề tựu đầy đủ và thầy bắt đầu hành lễ.

Đèn đã thắp, hương đã châm. Thầy gióng bảy hồi chuông, ba hồi mõ, trịnh trọng chắp tay đưa lên ngang trán, dặng hắng một cái rồi bắt đầu khấn:

- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đệ lục thập thất niên, thập nguyệt, thập tam nhật.
Hải Dương tỉnh, Gia Lộc huyện, làng Rỗ.
Trước bàn thờ hương đăng đèn nến, chè rượu hoa quả trầu cau, thịt gà thịt lợn, xôi và bánh trái, kim ngân vàng mã cùng các thứ cung trần bạc tế, tín chủ con là Lê Hữu Mộc cung thừa phụ mẫu cập chư thúc mệnh, hiệp dữ bào đệ, tỷ muội, nội ngoại, tử tôn hôn tế, đẳng đồng gia gia kính bái.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

NGỤ NGÔN THẬT GIẢ

Xuân Đam
Nhân đọc Th.H

Cái thật tự nhận mình giả - đấy là thật giả

Cái giả bảo nó thật thà - thì là giả thật



Thằng buôn Heroin vào chùa thắp nhang lễ Phật

Miệng đọc Nam mô... mong Phật hít vào

Phật mà nghiện thì phù hộ cho mấy thằng được hưởng án treo

Cái phong bì răng cưa mà cưa nhiều người đổ thật



Cái giả đến nhà cái thật - thật thà hỏi xin tí lửa

Cái thật thật thà cho cả bao diêm

Cái giả mang về mò mẫm thật thà mà không biết cách bật lên

Nó bực mình chửi cái thật quen nghề giả trá

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

BÀI HỌC TIẾNG VIỆT MỚI

Đặng Thân

Để tặng N.H.T.

Nếu không hiểu rõ con cu
Đọc vạn quyển sách vẫn ngu như bò

- NGUYỄN BẢO SINH



Chàng lên xe điện ở ga Cầu Mới. Chàng vào thành phố để làm gì nhỉ? Chàng rất hay đi vào trong thành phố. Hình như chàng muốn đi qua một con sông lớn...

Chàng là nhà văn? Liệu chàng có phải là nhà văn? Chưa rõ được, nhưng điều chắc chắn là chàng ba mươi nhăm tuổi. Ở cái tuổi ấy mà chưa nên danh tiếng gì, chưa “ăn hút” gì, thì cuộc đời có nghĩa lý gì không?

– Nghĩa lý gì? Cuộc đời vốn vô nghĩa lý. Tam thập nhi lập. Lập cái gì? Rồi tứ thập nhi bất hoặc. Khổng bụng toàn trời ơi mà cứ thích nói lời dao chém đá. Giời ạ, thập nào mà chẳng hoặc, các lão cổ lai hy còn hoặc, còn đang băn khoăn xem mình sẽ chết như thế nào, hôm ra đi trời có được khô ráo không, có lão còn bật khóc tô tô vì cái ý nghĩ nếu mình chết đi thì người ta sẽ cắt mất luôn cái khoản lương hưu của mình. Hình như cũng ở tuổi ba mươi nhăm đến Liệt Ninh còn đang ngồi viết Làm gì?... Cứ kẻ nào tỏ ra “bất hoặc” nhất thì chẳng qua toàn thằng nói càn. Có nhẽ những kẻ mang danh tính Khổng toàn buông lời hư ngụy. Có khi ta phải đưa tên Khổng vào truyện như một tên rỗng tuếch, Sở Khanh bậc nhất… Ồ em...

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

XIN LỖI CỤ LOMONOSOV !

Hoàng Thảo Chi

Nhiều năm học tập, rồi lăn lộn kiếm sống, trên lãnh thổ liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết cũ, và liên bang Nga bây giờ, nếu là nhà văn đích thực, tôi dám cược “một ăn một trăm” là sẽ viết được cuốn tiểu thuyết cực kỳ vĩ đại, đủ sức hủy diệt bất kì đối thủ nào, dám cạnh tranh với tôi giải Nobel danh giá giành cho văn học.

Nhưng chỉ là kẻ viết lách nghiệp dư, nên tôi quyết định nhường cơ hội ấy cho các nhà văn lớn. Kẻo mọi người lại đàm tiếu là: Qụa muốn thành… Công!!! Hoặc cái gì đó tương tự. Mà tôi thì không thích, những lời lẽ ít tính nhân văn ấy lắm. Nên âm thầm rút lui, tuyệt nhiên không hé răng nói với bất kỳ ai, về cái ý định tranh giải Nobel văn học của mình. Tuy thế, tôi vẫn nhớ và muốn viết về nước Nga đến cồn cào cả lòng dạ. Bởi nước Nga có rất nhiều thứ để nhớ. Mùa thu vàng chẳng hạn. Ai mà không biết đến kiệt tác “Mùa thu vàng” trứ danh của danh họa Levintan kia chứ. Nhưng với tư cách là người đã đi qua rất nhiều mùa thu vàng của nước Nga, tôi xin nói nhỏ với mọi người rằng: Cụ Levintan mới chỉ mô tả được một cái lá vàng, trong cái biển vàng chói lòa vời vợi, của mùa thu nước Nga mà thôi. Trời ơi! Mùa thu vàng nước Nga, làm sao mà ngợi ca bằng màu sắc, âm nhạc, thơ ca…hay bằng cái dỉ cái di, cái gì đi nữa… thì cũng đành bó tay.com mà thôi!!!( Nói vậy, chứ tôi cứ phải xin lỗi cụ Levintan, vì tôi vốn không biết chi về hội họa, mà lại yêu mùa thu nước Nga quá, nên cứ nói đại thế, mong cụ đại xá cho). Hay như nhà thơ Tố Hữu đã trầm ngâm xác nhận: Đẹp như người con gái nước Nga…Tôi và tất cả mọi người đã sống, hoặc đã đến nước Nga, dẫu chỉ một lần, đều một trăm phần trăm đồng ý với nhà thơ về nhận định này. Không biết các nàng tiên trên thượng giới đẹp thế nào? Nhưng các cô gái Nga tóc vàng mắt xanh thì đúng là những kiệt tác tuyệt mỹ nhất, mà chỉ có Thượng đế mới tạo ra được. Nhưng tất cả những thứ đó đều lùi rất xa, mỗi khi tôi nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào, trong những ngày đầu mới đến Matxcơva, và một kỉ niệm đặc biệt là được phong hàm “Giáo sư” đến hai lần trong một ngày…mà lòng tôi dâng đầy thương nhớ!

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

CÁI TÔI KHÁT VỌNG TÌNH YÊU TRONG THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN

Nguyễn văn Hòa
Trong số những cây bút nữ tài hoa trong lĩnh vực thơ tình như: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến... thì Đoàn Thị Lam Luyến có một kiểu tình yêu mạnh mẽ, bạo dạn, không giống ai. Bà từng là người đơn phương phát động cuộc “chiến tranh tình ái”. Tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến có cái khao khát bản năng phóng túng, mãnh liệt và sôi nổi. Ít người có được cá tính như bà: phân cực tình cảm, yêu ghét, rạch ròi. Bà yêu “đến nơi đến chốn” và yêu ai cũng yêu một cách tận cùng. Lam Luyến đã từng nếm trải nỗi đau khổ tột độ trên bước đường kiếm tìm hạnh phúc- bến đỗ của tình yêu. Cho nên, trong thơ bà thường xuất hiện những từ ngữ thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt. Bà hoài vọng về một tình yêu vĩnh viễn, đủ đầy nhưng toàn gặp trắc trở và khổ đau. Có lẽ, Đoàn Thị Lam Luyến chỉ sống được trong thế giới của tình yêu. Và “yêu” đó là tâm lý thường trực ở người đàn bà tài sắc đa đoan này.

Bà từng tâm sự: “Tôi chính thức có hai lần đăng ký kết hôn. Hình thức gia đình tồn tại 10 năm trời nhưng hạnh phúc ngắn ngủi không đầy 12 tháng. Sau đó cũng có vài ba cuộc tình ngắn ngủi, nhưng ...”. Dù nhiều lần hẫng hụt, bà nói rằng bà không hề cảm thấy ân hận, bởi đã luôn sống, thương yêu, nhớ nhung và đau khổ thật với lòng mình.

XE CHÍNH CHỦ, LẠM BÀN HAI CHỮ NGU-KHÔN

Trịnh Kim Thuấn

VẾ I : XE CHÍNH CHỦ

Kể từ ngày 10/11/2012 Nghị quyết 71 thực hiện : Phạt vi phạm luật giao thông, trong đó có khoản XE CHÍNH CHỦ. Người chạy xe phải là chủ của chiếc xe đang chạy. Tình hình sôi động lên ngay, phản ứng xã hội gay gắt, có 1 đại biểu Quôc hội thốt lên : ngồi ở trên trời làm chánh sách . Đọc nhiều bài phân tích trên các báo, thì thấy có 2 nguyên nhân phải ban hành luật nầy là : Đám cướp giật gây án phải dùng XE CHÍNH CHỦ, khi gây án thì ngành Công an dễ phá án và khi mua bán xe các bên sang tay nhau mà chạy chứ không sang tên, gây thất thu 1 khoản tiền tiến lớn cho Ngân sách nhà nước.

Thử bàn trường hợp 1 : Khi các đám tội phạm, trộm cướp, giật dọc đi gây án thì chúng nó có dùng XE CHÍNH CHỦ không ? Nhất định là không, chúng nó sẽ dùng số xe gian (do trộm, cướp), kẹt quá nếu dùng XE CHÍNH CHỦ thì chúng nó cũng xài biển số giả, chứ ai mà lạy ông tôi ở bụi nầy , từ 30/4/1975 các vụ án cướp của , giết người … có dính đến xe cộ chẳng phải ngành công an phá án được hết hay sao ? chưa cấn đến nghị định nầy .

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

NHỚ LẠI NHẬN XÉT CỦA MỘT CHUYÊN GIA NƯỚC NGOÀI VỀ NGƯỜI VIỆT NAM

Lê Vinh Quốc
Cách nay hơn một con giáp, có lẽ là vào năm 1998, một tờ báo lớn xuất bản ở TP. Hồ Chí Minh đăng nhận xét về người Việt Nam của một chuyên gia nước ngoài, thuộc một tổ chức quốc tế công tác tại nước ta. Tôi không nhớ tên vị chuyên gia đó, cũng không nhớ ông là người nước nào, nhưng lời lẽ của ông thì tôi nhớ mãi, gần như đã thuộc lòng. Tôi xin mạnh dạn dùng dấu ngoặc kép để viết lại lời nhận xét đó:

“ Người Việt Nam rất tài giỏi, họ có thể làm gì cũng được. Nhưng họ không làm được một việc gì cho thật hoàn hảo. Họ thường nói ‘căn bản hoàn thành’, nhưng họ không biết rằng, với một công việc đã hoàn thành 99%, thì tai họa sẽ phát sinh từ 1% còn lại đó.”

Sự tài giỏi của người Viêt Nam thì đã rõ, đồng bào ta luôn tự hào về phẩm chất này của mình, và người nước ngoài cũng phải thừa nhận, vì có rất nhiều trường hợp để chứng minh cho tài năng của người Việt. Nhờ đó, chúng ta cũng có những sản phẩm hoàn hảo, chẳng hạn như những gì được tặng danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cũng như nhiều giải thưởng quốc tế. Nhưng điều cần quan tâm chính là ở nhận xét về một nhược điểm rất nặng: “ Không làm được một việc gì cho thật hoàn hảo”. Sự thật có đúng như vậy không? Câu trả lời phải được đưa ra từ thực tế.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

HỮU THỈNH


Lê Huy Mậu

Tôi đọc thơ Hữu Thỉnh từ lúc còn ở chiến trường. Tôi thích thơ anh ngay từ lần đọc đầu tiên. Bấy giờ thông tin không được nhanh nhạy như bây giờ. Báo đã cũ rồi mới tới tay mình. Đọc cái gì mà nhớ được là nhớ lâu lắm. Thơ anh Thỉnh lấp lánh, ám tượng. Viết về cái gì anh cũng tìm ra được chi tiết độc đáo. Thơ mà sao nó xum xuê, tươi tốt như là một truyện ngắn. Nó đánh thức trong người đọc những liên tưởng về không gian, thời gian, về âm thanh, màu sắc. Nó hiện thực, cụ thể, nó gần gũi, thân thuộc, nhưng lại nghe xa vắng, ảo mờ như trong huyền thoại. Bài thơ Chuyến đò đêm giáp ranh của anh là một ví dụ như thế. Tôi thích câu: Bìm bịp chùm đôi kêu dính vào nhau/ Tiếng nước vỗ tan ra rồi chập lại/ Đêm chỉ thực bằng âm thanh chừng ây/ ... Đọc thơ Hữu Thỉnh, tôi đã cố công tìm ra một cái gì là cốt lõi trong phong cách thơ của anh. Khen anh đã có người khác, tôi chỉ muốn tìm một nét gì đó để phân biệt anh với các nhà thơ khác trong đội ngũ những người làm thơ thời chống Mỹ mà tôi hằng ngưỡng mộ như Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Trần Mạnh Hảo, Thu Bồn… Điều mà tôi thấy trong thơ Hữu Thỉnh có thể tách ra được, khác được các tài thơ khác chính là cái “chất” trong thơ anh . Những câu thơ hay của anh được nhắc tới nhiều đều là những câu thơ có “chất” và ý vị. Nó giống như trà ngon, uống xong có dư vị để lại. Chưa ai so sánh, tổng kết, nhưng tôi tin, Hữu Thỉnh là người có số câu thơ hay nhiều nhất trong số các nhà thơ cùng thời với mình.

Tôi chưa được Hữu Thỉnh tặng thơ lần nào. Nói đúng hơn tôi chưa tới lượt được Hữu Thỉnh tặng thơ. Những tập thơ của anh tôi có được là do “thó” hoặc xin của bạn bè . Tuyển tập trường ca do nhà xuất bản quân đội ấn hành dày trên bốn trăm trang tuyển chọn mười trường ca tiêu biểu từ trước đến nay, trong đó có trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, nhà thơ Phạm quốc Ca nhờ tôi phô tô cho một bản. Tôi bảo, tiền phô tô còn quá tiền mua cuốn mới. Phạm Quốc Ca bảo, tôi không tìm được, mà phô tô tôi có tiền mua tài liệu nhà trường trả. Đấy là quyển sách dày nhất mà tôi đưa đi phô tô.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

CHUYỆN Ở ẤP ĐÁ BIÊN

Lê Kim Yến-Trương Nguyên Việt

Ngày 22/10/2012, tại ấp Đá Biên, xã Thạnh Hóa, huyện Thạnh Phước, tỉnh Long An, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) phối hợp với UBND tỉnh Long An và Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 207 long trọng tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm liệt sỹ Trung đoàn 207, Quân khu 8. Đây là công trình có sự đóng góp công sức và tiền của của các cơ quan đoàn thể tỉnh Long An, chính quyền và nhân dân huyện Thạnh Hóa, bạn bè, đồng đội, thân nhân gia đình liệt sỹ cùng với nguồn tài trợ 5 tỷ đồng từ VietinBank…

…Bắt đầu là một câu chuyện từ một bài báo của nhà văn Vũ Ngọc Tiến viết về một ngôi miếu thờ đơn sơ có cái tên “Bắc Bỏ” với nhan đề Ngôi miếu thờ “Những thành hoàng làng đội mũ cối” ,đăng trên web của nhà thơ Trần Nhương. Nhà báo Dương Đức Quảng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí Văn phòng Chính phủ, tác gỉả của tập thơ “Một chút” và các tập sách “Tiếng tụng kinh trong ngôi nhà vị tướng”, “Trầm luân nào có chừa ai”… đã hết sức xúc động khi vào website của nhà thơ Trần Nhương đọc bài báo này.Từng là một nhà báo nhiều năm sống chết trong chiến tranh, ông rất xúc động trước tấm lòng của bà con nhân dân ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An – những người đã lập nên ngôi miếu nhỏ để tưởng nhớ hơn 200 liệt sỹ Trung đoàn 207, Quân khu 8 hy sinh tại đây, như tấm lòng của người dân Nam Bộ với các chiến sỹ quê Hưng yên,Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang,Thái Bình…từng là sinh viên các trường đại học Thủy Lợi, Bách Khoa,Xây dựng Hà Nội vào Nam chiến đấu.. Qua bài viết này, ông thấu hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân ấp Đá Biên, thân nhân các liệt sỹ và tập thể cựu chiến binh Trung đoàn 207 là muốn xây một ngôi miếu Bắc Bỏ thật đàng hoàng để tưởng nhớ các liệt sĩ mà thân xác của họ đã tan rữa vào bãi tràm ngập nước, xương cốt trôi dạt quanh mảnh đất Đá Biên đói nghèo …
Ảnh: Đền thờ liệt sĩ Đá Biên vừa khánh thành

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

HAI CHÂN



Ta đây là rất tuyệt vời
Bách chiến bách thắng chẳng đời nào thua

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

HẬN THƠ !

Ngô Minh


TNc: Tôi nhận được bài viết này của nhà thơ Ngô Minh từ Huế gửi ra. Giật mình, lại có chuyện như thế với đồng nghiệp-nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Chúng tôi đưa bài lên như một sự chia sẻ với bầu bạn và mong sự bình yên cho thi ca...



Bữa nay không chỉ có phê bình, xỉ vả, mạt sát nhau trên báo, trên blog về thơ, mà còn có cả hận thơ nữa. Vâng, tôi đang nói chuyện nghiêm túc. Nửa tháng 10-2012 vừa qua, ở tỉnh Quảng Bình đã diễn ra một sự cố hy hữu và đáng buồn, đáng giận. Đó là chuyện một số người làm thơ, không hiểu vì lý do gì kích động, đã rủ nhau đi mấy trăm cây số, mang theo cả chồng bài viết về bài thơ “Con chồn người”, phô tô tới hàng trăm bản, rồi băng đĩa, về khắp xó xỉnh địa phương tổ chức các cuộc “đấu tố” nói xấu, mạt sát, chửi tục đối với thơ đương đại của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Ở đó chỉ có người phê phán mà không có người nói lại. Rõ ràng đây không phải phê bình vì sự tiến lên của nền thơ, mà do thù hận gì đó nghiêm trọng lắm, mới dàn trận đánh quyết liệt như thế. Nhóm người này gồm Nguyễn Hoài Nhơn, Lê Anh Phong, những người làm thơ hội viên Hội văn nghệ tỉnh. Trước đó, ngày 15 tháng 10, tại Đại hội Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Bình, Nguyễn Hoài Nhơn đã phô tô hàng trăm bản bài viết nói trên (đã in trên mạng “Văn nghệ và cuộc sống” của “Trung tâp phát triển Văn học Nghệ Thuật” do nhà thơ Đỗ Hoàng phụ trách), mang đến phát tán tại Đại hội. Chưa hết, ngày 19 tháng 10, Lê Anh Phong, nhà báo sắp nghỉ hưu, lợi dung cơ quan cũ, trong lúc Giám đốc Đài PT-TH Quảng Bình đi công tác vắng, không thông qua trưởng phòng, đã vào phòng thu âm, trực tiếp đọc bài viết rất dung tục trên của Nguyễn Hoài Nhơn trên sóng phát thanh của tỉnh. Sau đó lại in ra đĩa đi mở nghe khắp nhiều nơi trong tỉnh. Trong những cuộc “đấu tố thơ” đó, họ đồng thời phê phán cả báo Nghệ Thuật Mới, phụ trương tháng của báo Người Hà Nội, Hội LHVHNT Hà Nội do nhà thơ Bùi Việt Mỹ làm Tổng biên tập và Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quyến tổ chức thực hiện, vì báo này đã dám in một lúc hai trang thơ và hai trang bài viết về thơ Hoàng Vũ Thuật. Chắc họ không biết báo này trả nhuận bút rất cao, mỗi bài thơ và lý luận phê bình đều vượt ngưỡng nhuận bút mà thông lệ đã trả, nếu biết chắc họ còn căm hơn nữa !

Chuyện nhỏ…không như con Thỏ: LŨ CÁ MẬP THỜI ERNEST HEMINGWAYCÒN BIẾT ĐIỀU CHÁN !

Tô Hoàng


Tình cờ rẽ qua cửa hàng băng dĩa mua được bộ phim cũ “ Ông già và Biển cả” chuyển thể cuốn tiểu thuyết cuối cùng của văn hào Ernest Hemingway. Trong bộ phim này diễn viên Mỹ gạo cội Anthony Quinn thủ vai ông lão ngư phủ Santiago.

Hồi hộp theo dõi cuộc chiến đấu giữa biển cả suốt ba ngày đêm ròng của ông lão với con cá kiếm mắc lưỡi câu, để quyết giong bằng được miếng mồi kiếm cơm này vào bờ. Nhưng trên đường đi, máu từ con cá kiếm loang ra và cả bày cá mập xúm tới. Ông lão trải qua một trận chiến sống mái khác với bày cá mập hung dữ để bảo vệ con cá đánh bắt được. Nhưng than ôi, khi chèo chống được chiếc thuyền cập bờ, con cá kiếm chỉ còn trơ lại khung xương.

Nửa thế kỷ trước, khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm I Hà nội, cả lũ học trò chúng tôi đều say sưa nghe thầy giáo môn văn học phương Tây phân tích cuốn tiểu thuyết “ Ông già và biển cả” ra đời trước đó hơn chục năm và bản dịch sang Việt ngữ cũng vừa xuất hiện trên các quầy sách Hà nội.Nhớ mãi, giọng thày lâm ly thao thiết khi phân tích nỗi vất vả cơ cực của người lao động ở các nước tư bản –thông qua hình tượng ông già Santiago- muốn kiếm được miếng ăn không chỉ phải đổ mồ hôi, công sức mà còn luôn luôn có thể bị mất mạng giữa biển cả sóng dồi. Càng bi thảm, kịch tính hơn nữa khi lao động thặng dư do họ làm ra ( tức con cá kiếm ) bị bọn tư bản tài phiệt (tức lũ cá mập) xúm vào sâu sé hết. Học trò tin như đinh đóng cột lời thầy giảng và chắc hẳn người thầy đã quá cố của chúng tôi dạo đó cũng nồng nhiệt, đinh ninh tin vào điều mình truyền giảng cho học sinh như thế.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

TƯỞNG NHỚ ĐỖ NAM CAO


Bốn cơ quan: Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, NXB Hội Nhà văn, TC Văn hiến, BLL VNS khuu V đã phối hợp tổ chức Tưởng niệm nhà thơ Đỗ Nam Cao sau một năm anh đi xa.

Đỗ Nam Cao sinh ngày 8-6-1948 tại làng Mỹ Lâm, xã Liên Hòa, huyện Phú Xuyên (Hà Tây). Đỗ Nam Cao tạ thế ngày 8-11-2011, ngày âm lịch là 13-10 Tân Mão.

Rất đông bầu bạn cùng công tác với Đỗ Nam Cao ở khu V hồi chống Mỹ, bầu bạn khắp nơi về. Thanh Thảo từ Quảng Ngãi, Lê Quang Trang từ Sài Gòn ra. Đặc biệt chị Thu Hồng vợ nhà thơ Đỗ Nam Cao, các con cháu cũng có mặt.

Nhiều lời phát biểu về thơ Đỗ Nam Cao rất sâu sắc. Ông Phạn Quang Nghị, bạn chiến đấu một thời cùng Đỗ Nam Cao đã nhắc đến những kỉ niệm chiến trường.. Chị dâu Đỗ Nam Cao bật khóc nhiều lần khi nhắc đến người em thông minh, tinh nghịch hồi nhỏ..

Tôi đọc câu thơ cuối cùng của Đỗ Nam Cao mà nao long:

“Có không trong cõi vĩnh hằng
Có cô cắt cỏ với trăng lưỡi liềm
Có không trong cõi thần tiên
Rượu ngon lại uống, bạn hiền lại chơi
Chỉ còn sờ sợ chút thôi
Có thơ không để tôi rơi xuống trần…”

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

NGUYỄN PHI KHANH CHỐNG THAM NHŨNG

Vũ Bình Lục


( VỀ BÀI THƠ THÔN CƯ CẢM SỰ KÝ TRÌNH
BĂNG HỒ TƯỚNG CÔNG
Của Nguyễn Phi Khanh

Phiên âm:

THÔN CƯ CẢM SỰ KÝ TRÌNH
BĂNG HỒ TƯỚNG CÔNG

Đạo huề thiên lý xích như thiêu,
Điền dã hưu ta ý bất liêu?
Hậu Thổ sơn hà phương địch địch,
Hoàng Thiên vũ lộ chính thiều thiều!
Lại tư võng cổ hồn đa kiệt,
Dân mệnh cao chi bán dĩ tiêu.
Hảo bả tân thi đương tấu độc,
Chỉ kim ngọa bệnh vị năng triều.

CUỐI THU


Trần Nhương
Gió đông bắc mới chớm về
Trời mang mang nhớ, đất se se buồn
Hồ nao nao sóng cô đơn
Núi ngơ ngơ núi thả hồn vào mây
Hoa nhạt nhạt ẩn trong cây
Nắng hao hao tưởng giữa ngày trăng lên  


Tranh sơn dầu của Trần Nhương vẽ năm 2002

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

NHÂN DÂN


Nguyễn Trọng Tạo

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân

Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc

Nhưng sự thật khó tin mà có thật

Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!



Quan thành dòi đục khoét cả đất đai

Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo

Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu

Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA VĂN CHƯƠNG TẢ CHÂN

Hoàng Minh Tường

 
( Nhõn kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Vũ Trọng Phụng)

Nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, tháng 10 này tròn 100 năm sinh và 73 năm mất.

Đụi vế đối của nhà văn Đồ Phồn viết trong đám tang ngày lạnh giá năm 1939 ấy được khắc hai bên mộ chí nhà văn tài danh Vũ Trọng Phụng, da diết làm sao:

" Cạm bẫy người tạo hoá khéo giăng chi, qua Giông tố tưởng thêm Số đỏ.

Số độc đắc văn chương vừa trúng thế, bỗng dứt tình Không một tiếng vang."

- Không mấy người có số phận chìm nổi như ông cụ bố vợ tôi chú ạ - Ông Nghiờm Xuõn Sơn, con rể nhà văn Vũ Trọng Phụng tõm sự với tụi - Đến đời ông cụ là ba đời độc đinh. Giống vợ tôi, ông cụ mất bố từ năm một tuổi. Trong giấy khai sinh của ông cụ mà chúng tôi còn giữ trong nhà thờ kia, tên ông nội vợ tôi là Vũ Lâm, bà nội vợ tôi là Phan Thị Khách. Hồi còn sống, bao nhiêu lần vợ chồng tôi đã về Mỹ Hào, Hưng Yên tìm gốc tích nhưng chỉ tìm thấy và xây dựng phần mộ ông nội cụ Phụng... Ân hận nhất của tôi cho đến bây giờ là không biết mộ bố cụ Phụng nằm đâu... Riêng mộ bố vợ tôi, phải sau bốn lần di dời, ông cụ tôi mới được về nằm ở mảnh đất bên ngoại này...

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

MẸ Ợ ĐỪNG KHÓC NỮA

Trần Trương


Ngày đánh giặc mẹ tiễn con đi cùng nước mắt lẫn trong nụ cười
Ngày thắng giặc mẹ lần bước rưng rưng trong nhạt nhòa hương khói
Gần bốn mươi năm mẹ ôm một niềm tin xa vợi
Và bây giờ mẹ khóc thầm bởi xa vợi …niềm tin

Đừng khóc nữa mẹ ơi!
Bởi cái bảng vàng kia chưa bao giờ là vàng thật
Và lòng mẹ cũng chẳng mơ vàng
Trong mỗi “hạt vàng” bây giờ chứa đầy khuất tất

Mẹ chắt chiu bán rau sau mấy năm trời
Đủ tiền mua chiếc ti vi 37 inh cho vui nhà vui cửa
Giữa tháng 10 này mẹ dằn lòng đòi bán nó đi
Dù đắt rẻ mẹ không xem nữa.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

CÁM ƠN CHỦ WEB TRẦN NHƯƠNG!

Vũ Ngọc Tiến

Viết nhân ngày khánh thành Khu tưởng niệm Liệt sĩ Trung đoàn 207: ngày 8/9 Nhâm Thìn

Anh Trần Nhương thân kính!

Mấy tuần qua tôi cứ trăn trở không sao ngủ được. Cái chân trái sau lần bị tai nạn cứ đau tấy lên bởi 2 chiếc đinh đóng nơi đầu gối lại giở trò hành hạ phần vì trời trở gió, phần nữa vì nỗi ám ảnh về cái chết tức tưởi của 291 liệt sĩ thuộc Trung đoàn 207 đã bỏ mình giữa rừng tràm ngập nước ở ấp Đá Biên, huyện Thạnh Hóa- Long An trong đêm mồng tám tháng chín âm lịch năm Quý Sửu (1973). Vài ngày nữa là đến đám giỗ lần thứ 39 của các anh. Chúng tôi và văn phòng MARIN (nhantimdongdoi.org) từ lâu đã lên kế hoạch vào dự đám giỗ năm nay. Cách đây hơn 1 tuần, nhận được giấy mời của anh Mười Khôn – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa, tôi đã cố bỏ nạng, ra vườn hoa chống gậy tập đi để có thể kịp bình phục về Đá Biên dự lễ khánh thành Khu tưởng niệm các liệt sĩ của Trung Đoàn 207, Quân khu 8 vào đúng ngày giỗ (8/9 âm lịch), nhưng có lẽ tuổi già “dục tốc bất đạt” nên cái chân trái đã đau lại càng đau!...
Ảnh: Thiết kế tổng thể khu tưởng niệm

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

HOAN HÔ ĐẢNG

Trần Nhương

Nếu không có mạng công dân
Blog, website cá nhân cất lời chân thật
Nếu không có tụ tập đông người
Dân oan mất đất, bảo vệ sơn hà
Nếu không có Tiên Lãng, Văn Giang
Nếu không có…
Chắc gì Đảng đã thấy mình yếu kém

Hồi cải cách ruộng đất
Bác Hồ khóc xin lỗi dân
Và bây giờ sau gần 60 năm
Đảng cất lời xin lỗi
Yếu kém thuộc về mình…
Ấy là Đảng mạnh

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

CÓC CÁY LẮM CỤ ƠI

Trương Tuần

THẤY NHẸ CẢ ĐẦU

Bùi Văn Bồng
Hai ngày qua, mở mạng Internet thấy nhẹ hẳn cái đầu. Bởi vì lâu nay mỗi khi ngồi trước vi tính truy cập thường hay bị "mất mạng", chặn mạng. Chuyện hiếm có là trong hai ngày qua khi mở các trang web, các trang blog chỉ cần khẽ nhắp chuột đã thấy trang cần tìm hiện lên vèo vèo, không phải gọi "Cảnh sát phòng cháy chữa cháy" hỗ trợ giúp Vượt tường lửa. Các trang BBC, RFA, RFI, Infonet, Người Việt, Đàn chim Việt… thường bị chặn nhiều, nay cũng thông đường khá ngon lành. Các trang blog đi theo các mạng dịch vụ phổ biến, mạng chủ dẫn truyền như: Blogspot, wordpress, Yahoo 360, bologtiengviet, My Opera, Blogger, Yahoo60Plus, Drupal. BlogCity, Live Joumai…Các trang đuôi chấm Com, chấm Nét, chấm Org, Og.mash.yahoo, Services.spaces.live, Lvejourna… vẫn thường bị chặn, nay cũng “đường đã rộng thênh thang mạng ảo”.

Ông Trời thì không bao giờ đi vắng, vì mạng được dẫn sóng nhờ Trời. Nhân ngày nghỉ cuối tuần cũng không phải. Vì lâu nay kể cả ngày Thứ 7, Chủ nhật, ngày nghỉ leẽ, Tết cũng thường xuyên bị chặn.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

CƠN BÃO THIÊN NHIÊN KHÔNG BẰNG CƠN BÃO LÒNG NGƯỜI

Phan Hoàng



Chẳng biết từ bao giờ
cứ tới thời khắc trời đất chuyển giao bóng tối và ánh sáng
tiếng chuông ngân lên trong ngôi đền cổ
ấm áp như tia nắng buổi sớm mùa đông
trong veo như giọt sương long lanh trên lá

Người già làng tôi thường bảo
những khi lòng dân không bình yên
tiếng chuông rền vang phát đi thông điệp tiền nhân bí ẩn

Trung thu năm rồng
vào những rạng đông ầm ào mưa gió
tiếng chuông lại rền vang trong ngôi đền cổ
âm vọng ai oán khác thường
như tiếng thở dài đớn đau từ ngàn năm trước
tiếng chuông ngân tận giấc mơ chập chờn bước chân người dân lam lũ mất đất thất nghiệp của tôi…

NÊN DỔI THÀNH "BỘ TRƯỞNG HỎI DÂN TRẢ LỜI"

Nhà thơ Trần Trương

Tôi đã có một cuộc khảo sát dân sự với chuyên mục “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”trên Đài truyền hình Việt nam phát hình vào tối chủ nhật hằng tuần, thì có tới 75% người được hỏi là không thỏa mãn và còn gây bức xúc trong dư luận xã hội.Lý do bức xúc là hầu hết các Bộ trưởng trả lời đều tránh né những vấn đề Dân Hỏi!!Bộ trưởng nào cũng nói chung chung, lấp lửng và không giải quyết được vấn đề nêu ra.Thậm chí một số Bộ trưởng còn đổ lỗi cho dân là nhận thức thấp,không tìm hiểu kỹ vấn đề , hơn nữa lại còn “vặn” báo chí rằng: Báo này không được nói về chính trị, báo kia không được nói về tài chính..!!?Thế có nghĩa là ông Bộ trưởng ấy qui định “Thịt là thịt không được trộn với trứng, rau không được ăn với thịt,Hay có nghĩa là báo công an chỉ được nói việc công an, chứ không được nói về thiếu nhi hay giáo dục,báo tài chính thì chỉ được nói về tiền chứ không được nói đến Tình,Vân vân và vân vân…Thế mà lại nói là dân trí thấp, đến thế kỷ 21 rồi mà nhận thức của Bộ trưởng nhận thức vấn đề truyền thông như thế, thì thử hỏi quan trí ra sao? Vậy thì tốt nhất, để cho chương trình này hấp dẫn và có hiệu quả tôi đề nghị quí đài truyền hình nên đổi chuyên mục “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” thành chuyên mục “Bộ trưởng hỏi Dân trả lời” . Bộ trưởng là cán bộ cao cấp nhưng cũng có nghĩa là đầy tớ của Dân, còn Dân là ông bà chủ.vậy hằng ngày đầy tớ phải hỏi ông bà chủ một việc đơn giản :Thưa ông bà chủ ,hôm nay ăn cơm với món gì ạ?DÂN(ông bà chủ) trả lời ngay: Hôm nay ăn món rau xào , và đậu rán sốt cà chua, đơn giản vậy thôi,câu trả lời rất rõ ràng , không loanh quanh luẩn quẩn, và bộ trưởng(là đầy tớ) nhận việc rất cụ thể và thực thi được ngay.Bộ trưởng tài nguyên và môi trường hỏi Dân :Tại sao Dân ngày càng có nhiều vụ khiếu kiện đông người về đất đai? Dân trả lời ngay:

NHỮNG CÁI KHÓ KHĂN NHẤT CỦA DÂN TỘC ĐÃ QUA RÔI




Tôi có một ấn tượng đặc biệt về TS. Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn. Lê Kiên Thành là người điềm đạm, chắc chắn và chính xác, nhưng không bao giờ thiếu lửa. Tôi thích cách Lê Kiên Thành nói về cha mình. Tôi thích niềm tin của Lê Kiên Thành về những việc mà cố TBT Lê Duẩn đã làm và con đường của những người Cộng sản như cha ông đã đi. Trong cảm nhận của tôi và nhiều người khác, Lê Kiên Thành là người con thừa hưởng nhiều nhất tinh thần sống của cha mình. Và bất kỳ trong hoàn cảnh nào, Lê Kiên Thành cũng là một người cộng sản như nghĩa dung dị và thanh cao của từ này.
VietNamNet xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với TS Lê Kiên Thành được đăng trên báo Nghệ thuật mới.

PV: Có một điều tôi nhận thấy rằng, càng ngày gương mặt của ông càng giống cha ông – cố TBT Lê Duẩn một cách đáng kinh ngạc. Nhưng ông không chỉ giống cha mình ở những cái bề ngoài đó. Ngoài nó ra, ông kế thừa những gì khác từ cha mình về tư duy, cốt cách, tinh thần?

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

PHẢN ỨNG CỦA MẠC NGÔN SAU KHI NHẬN GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG


莫言获奖是政治道德与文学之争 批评者账号被删显讽刺.doc

Việc Ủy ban giải thưởng Nobel văn học Thụy Điển trao giải cho Mạc Ngôn đã gây ra những phản ứng khác nhau trong giới nhà văn Trung Quốc. Điều đó là hiển nhiên. Nhưng người ta cũng quan tâm đến phản ứng của Mạc Ngôn trước những phản ứng.

Tối ngày 11/10, ngay khi được tin được trao giải thưởng Nobel, Mạc Ngôn đã biểu thị một thái độ dè dặt. Trả lời nhà báo về việc có đi nhận giải thưởng hay không, ông đáp để chờ xem Ủy ban giải thưởng bố trí ra sao? Tại sao ông lại dè dặt, vì đối với Giải thưởng Nobel, Chính phủ Trung Quốc luôn có thái độ lá mặt lá trái, luôn áp dụng tiêu chuẩn kép. Năm 2000, khi Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel, Bộ ngoại giao Trung quốc đã ra tuyên bố phản đối, coi đó là có “động cơ chính trị xấu”. Năm 2010, khi Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel hòa bình, Bộ ngoại giao Trung Quốc lại kháng nghị, nói Ủy ban giải thưởng đã đi ngược lại mục tiêu của giải thưởng này, đã làm vấy bẩn giải thưởng hòa bình. Và để đối trọng, Chính phủ Trung Quốc đã lập ra Giải thưởng hòa bình Khổng Tử. Mọi người đều biết, theo thông lệ, Ủy ban Giải thưởng đều mời những người được giải đến Thụy Điển, vậy thì Mạc Ngôn còn chờ đợi gì? Hôm sau ngày 12/10, tại cuộc họp báo ở Cao Mật, quê hương nhà văn, sau khi Tân Hoa Xã đã đưa tin biểu dương, Hội nhà văn Trung quốc đã chúc mừng, khi các nhà báo nhắc lại câu hỏi ấy, Mạc Ngôn mới trả lời là sẽ đi Thụy Điển.

HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ( Kì 80)

Vũ Duy Chu

( Sưu tầm & Sáng tác)

CHẲNG ĂN THUA ĐẾCH GÌ ĐÂU…

Tôi gọi điện thoại cho ông bạn Nhà thơ kiêm nhà báo X:

- Ông đọc bài viết về ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng của Nhà văn V chưa? Săc sảo, chính xác, đầy trách nhiệm với những người nông dân yếu thế…

Nhà thơ X:

- Úi xời, chẳng ăn thua đếch gì đâu. Chẳng làm đếch gì được mấy ông quan chức ấy đâu. Viết thì cứ viết thôi…Hì… hì

Lần khác, tôi lại gọi điện báo tin:

- Này, ông đọc bài viết rất tuyệt của cụ D - một cựu quan chức rất to của ngành ngoại giao nước ta cảnh báo nguy cơ trong quan hệ của ta với Tàu hiện nay chưa?

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

CHÚC MỪNG ĐỒNG CHÍ NGÔN NÔ-BEN



Nguyễn Xuân Hưng
Theo thông lệ phương Tây, khi chúc mừng ai thì người ta gọi họ, như “chúc mừng Mit-tờ Mạc”, hoặc ở Trung Quốc thì gọi “Mạc gia phúc hỉ”, nhưng ở Việt Nam, dù kính trọng vẫn là gọi thẳng bằng tên. Tôi cũng định gọi đồng chí ấy là Ngài, là ông, là anh, hay là Nhà văn, Nhà báo… Nhưng xét cho cùng, tôi và ông ấy cùng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, khi nghiêm túc nhất là gọi nhau bằng đồng chí, sắp yêu nhau hoặc sắp đánh nhau, đều được là đồng chí cả.

Hồi tôi đi làm phim ở Trung Quốc, nhiều người kể rằng, khi đồng chí Ngôn khi viết xong “Cao lương đỏ”, thì cũng bị rầy rà. Đại thể có đồng chí bí thư cho là đồng chí Ngôn viết cao lương và viết về tỏi nổi giận là chế diễu chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng may cho đồng chí Ngôn, bấy giờ Trung Quốc đã qua thời “văn hóa đại cách” rồi, nên tác phẩm của đồng chí Ngôn vẫn ra. Sau khi “Cao lương đỏ” ra đời, có đồng chí Mưu, họ Trương Nghệ, khi đó còn là đạo diễn kém, sống ất ơ ở Xưởng phim Nam Ninh (Quảng Tây), đọc thấy “Cao lương đỏ” có chuyện, bèn đến xin đồng chí Ngôn chuyển thể làm phim, và hứa trả nhuận bút bản quyền bằng một bao cao lương đỏ. Đồng chí Ngôn bèn vui vẻ nhận lời. Sau khi đồng chí Mưu làm phim, cả nước Trung Quốc khi đó mới biết đến hai đồng chí đó là nhân tài. Người ta kể rằng, khi đồng chí Mưu mang bao cao lương đỏ đến nhà đồng chí Ngôn, đồng chí Ngôn rất cảm động, nói: “Lần đầu tiên có nhà làm phim cho tôi nhuận bút. Cao lương này chắc nuôi tôi sống cả đời viết văn đây”.

MẠC NGÔN - GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG 2012

Đoàn Tử Huyến

Tác giả tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại (17/02/1955 – ) Nhà văn, dịch giả Trung Quốc

Mạc Ngôn được coi là một trong những tiểu thuyết gia lớn nhất của văn học Trung Quốc và được Hiệp hội Nhà văn Châu Á bình chọn là một trong những nhà văn có triển vọng nhất trong thế kỉ XXI. Sáng tác của ông là sự kết hợp giữa những thủ pháp của chủ nghĩa Hiện đại và bút pháp truyền thống, giữa cái huyền ảo và cái hiện thực, làm thay đổi diện mạo nền văn học đương đại Trung Hoa.

Mạc Ngôn (莫言 Mò Yán, nghĩa là “Kiệm lời”) tên thật là Quản Mạc Nghiệp (管谟业) xuất thân từ một gia đình nông dân tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Năm 12 tuổi, gặp Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976), ông phải bỏ dở tiểu học và tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, đi chăn dê, luôn bị đói khát và cô đơn. Thời gian này, ông tự học và đọc sách rất nhiều, say mê tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovski (1) (Nga), Rừng thẳm tuyết dày của Khúc Ba, Bài ca thanh xuân của Dương Mạt, tiếp nhận các tác phẩm văn học Khai Sáng (thế kỉ XVIII) của Phương Tây…. Năm 1976, Quản Mạc Nghiệp nhập ngũ, nhờ tự bồi dưỡng trở thành giáo viên trong quân đội; năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa Văn thuộc Học viện Nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986, rồi chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp; từ năm 1988 – 1991 làm nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Tuổi thơ chịu đựng đói nghèo, trải qua những lo lắng tủi nhục về miếng cơm manh áo trong thời kì kinh tế bần cùng, chính trị bất ổn khiến nhà văn tương lai có cái nhìn về cuộc đời và con người một cách chân thực và sâu sắc, ảnh hưởng rõ nét đến tính cách và sáng tác của ông.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

NGƯỜI CHẲNG CÓ GÌ QUAN TRỌNG

Trần Vũ Long
TNb: Cám ơn BBT Nghệ Thuật Mới đã ưu ái dành 1 trang cho bài viết về Trần Nhương của nhà thơ trẻ Trần Vũ Long. Xin giới thiệu với bạn đọc một người "chẳng có gì quan trọng" qua ánh nhìn của một người trẻ..

Các cụ xưa đã bảo “thất thập cổ lai hy”, đến cái tuổi 70 xưa nay hiếm rồi thì người ta lấy việc xum vầy với con cháu, gia đình làm niềm vui chính, mọi công việc bên ngoài coi như gác hết. Ấy vậy mà tôi thấy nhà thơ Trần Nhương dường như ngược lại. Tuy đã bước qua cái tuổi bảy mươi được mấy năm nhưng ông hoạt động cho công việc bên ngoài thậm chí còn nhiều hơn hồi chưa nghỉ hưu ở Hội nhà văn Việt Nam.

Sau mấy lần gọi điện, khi thì “Chú đang đi thăm ông bạn văn ở tận…”, lúc lại: “Chú đang đi thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ…”, rồi “chú đang đi dự hội thảo…”. Đến một ngày đẹp trời, có vẻ thong thả, ông hẹn tôi: “Sáng nay mày qua chú đi, 12 Lê Hồng Phong nhá”. Tôi vừa phóng xe vừa thắc mắc trong đầu, tại sao “ông già” này lại hẹn ở đây nhỉ, phố đó có nhà dân nào đâu. Khi tìm đến nơi, té ra đó là Cơ quan Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Hỏi thăm anh bảo vệ thì được chỉ dẫn rất nhiệt tình: “À, ông nhà thơ Trần Nhương làm báo Người cao tuổi hả….”. Tưởng ông già nghỉ hưu rồi, thỉnh thoảng tham gia hội hè gì đó cho vui, ai dè lại đi làm báo. Tờ báo Người cao tuổi gần đây cũng được chú ý đến bởi những tin bài thời sự nóng hổi mà không báo nào dám đưa cả, xem ra cũng có gì đó hợp với cá tính “ông già”, còn với tuổi tác thì không. Khuôn viên làm việc của báo Người cao tuổi được mấy phòng nhỏ nhỏ xinh xinh, nên nhà thơ Trần Nhương được xếp chung phòng làm việc với Phó tổng biên tập.

CHÀO THUA CÁC BÁC QUẢNG NINH


Ảnh chụp hồi 11 giờ trưa ngày 09/10/2012 tại ngã ba đi khu du lịch Bãi Cháy và cầu Bãi Cháy - cách khu Bãi Cháy 4,5km
Tác giả: Người du lịch
Cám ơn bạn Người Du lịch từ Quảng Ninh đã gửi ảnh, kịp thời nhắc nhở các bác Quảng Ninh không nên lộn ngược...



THÔNG BÁO VỀ VIỆC RA MẮT XỨ ĐOÀI THƠ

Quỹ Hỗ trợ Văn chương & Cuộc sống xin trân trọng thông báo:

Với sự nỗ lực của Ban biên tập và sự góp ý chân thành của các Nhà văn, Nhà thơ, Nhà phê bình, cuốn XỨ ĐOÀI THƠ đã hoàn thành. Sách bìa cứng in trên giấy đẹp kèm 24 ảnh màu về Xứ Đoài. Sách có sự góp mặt của 137 nhà thơ vốn có quê hương là Xứ Đoài, hoặc đã làm việc, sinh sống hay có mối quan hệ từng thời kỳ thực sự gắn bó với Xứ Đoài (bao gồm 41 nhà thơ cổ điển và 96 nhà thơ cận hiện đại).

Lễ ra mắt XỨ ĐOÀI THƠ sẽ tổ chức vào Thứ Bảy 13/10/2012 tại Trụ sở của Quỹ: Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa (Xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội). Quỹ đã gửi giấy mời 300 khách bao gồm các tác giả, dịch giả, các Nhà văn, Nhà thơ, Nhà nhiếp ảnh, đại diện chính quyền các Quận, Huyện thuộc Xứ Đoài và các cơ quan báo chí, truyền thông.
LỜI DẪN

Trong tâm thức chúng ta, Xứ Đoài luôn luôn là một vùng đất gợi nhiều cảm hứng về văn chương, nghệ thuật - cả bác học lẫn dân gian, về sức cuốn hút cổ kính của một nền tảng văn hóa tích tụ tự bao đời, về vẻ hài hòa của một vùng đất thiên nhiên đẹp kỳ thú và đầy mê hoặc.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

HÀ NỘI MẾN YÊU !


Hoàng Gia Cương
Tùy bút

Mỗi ban mai thức dậy, nghe tiếng nhạc hiệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vang lên: "Đây Đông Đô, đây Thăng Long, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu..." ta lại cảm thấy như một làn gió tràn vào tâm hồn, mát rượi. Từ bao lâu không nhớ nữa, khúc nhạc như một thứ điểm tâm không thể thiếu, không thể quên, đến nỗi lúc đi xa ta cảm thấy một cái gì trống vắng đến nôn nao!.

Hà Nội đang thu, mùa thu là mùa đẹp nhất của Hà Nội. Ai đã một lần ghé thăm Hà Nội vào dịp mùa thu, chắc không thể nào quên cái sắc xanh của Hà Nội. Bầu trời trong xanh như hoà cùng trong xanh của nước hồ Hoàn Kiếm. Vào mùa thu cây cối cũng thẫm xanh, không tươi non như buổi cuối xuân, nhưng lại đậm đà sức sống. Cái quan niệm "mùa thu lá vàng rơi" có lẽ không thích hợp với nơi đây. Đi dưới tán lá của hàng sao đen phố Lò Đúc, của hàng sấu phố Trần Hưng Đạo, hay trên những con đường Trần Phú, Nguyễn Du, Hoàng Diệu, Chu Văn An... ta cảm thấy như lòng mình thấm đẫm sắc mùa thu - một sắc biếc không dễ nơi nào cũng có. Còn thời tiết mùa này thì khó có thể mong muốn gì hơn. "Trời không nắng cũng không mưa, chỉ hiu hiu... gió cho vừa nhớ nhung..." (1). Không hoàn toàn như vậy, nhưng cái nắng mùa này trở nên dịu dàng như muốn làm tôn thêm cái màu xanh quyến rũ của trời thu. Đi suốt ngày ngoài phố không phải kè kè cái áo mưa, sùm sụp cái mũ, không lo bị hun đen đôi má tươi hồng, lòng trở nên thanh thản biết bao! Mùa thu thật đáng yêu, Hà Nội thật đáng yêu!

GỬI MỘT NGƯỜI ĐANG CÔ ĐƠN

Luật sư Nguyễn Minh Tâm

Tôi biết ông tâm huyết
Với chuyện của đất trời
Nỗi niềm ông đau đáu
Với giang sơn, con người.

Đã nhiều đêm không ngủ
Mặt ông sạm mối lo
Dòng sông dài hun hút
Biết là đâu bến bờ

Thấy quanh ông trống vắng
Chỉ có bạn thưở xưa
Đã cùng ông chia sẻ
Những sớm nắng chiều mưa.

KIẾN TRÚC SƯ XÂY DỰNG CỐ CUNG (TQ)

Nguyễn Chính Viễn (St)

Đến du lich Trung quốc ,có thể bạn đã biết đến những công trình lớn tại Bắc Kinh như: Tử Cấm Thành, Càn Thanh cung, Thành trì Bắc Kinh, Điện Phụng Thiên ,các phủ triều đình …Nhưng các bạn có thể chưa biết Tác giả của các công trình đó là ai? Xin thưa : Các công trình to lớn tại Trung Quốc đó là do ông Nguyễn An (1381-1453) người mang dòng máu Việt Nam với tài năng, trí thông minh và niềm đam mê công việc cao cả đã xây dựng lên những công trình hoành tráng được người đời nể phục Người tổng công trình sư này đã làm nên một kiến trúc lẫy lừng. Đó là cố cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành, một di sản bằng gỗ bậc nhất thế giới đã được Unesco công nhận. Ông là người Hà Đông (Hà Nội ngày nay) từng làm quan triều Trần, Hồ. Ông bị bắt trong số sang làm Thái giám vào thời nhà Minh, sau khi nhà Hồ bị quân Minh đánh bại. Khi ở Trung Quốc, tên của Nguyễn An là A Lưu .Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có tài năng hơn người về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy nên tin dùng. Nguyễn An với khả năng tư duy kiến trúc đô thị, tính toán kiệt xuất đã được chọn làm tổng công trình sư thành Bắc Kinh mới (Cố Cung) sau khi Chu Đệ lên ngôi. Nguyễn An đã chỉ huy và xây dựng nên một Tử Cấm Thành uy nghi trong vòng 17 năm. Trong đó có 13 năm chuẩn bị, tính toán thông số để thiết kế công trình, tập trung nguyên vật liệu và nhân công… quá trình xây dựng và lắp ráp hoàn thành chỉ có 3 năm.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

12 TRUYỆN CỰC NGẮN

Nguyễn Thị Hậu
1. Giống nhau

Nhà có cháu bị hội chứng Down, mọi người phải trông chừng sợ cháu đi lạc. Một ngày ông đi làm thấy cháu đứng bơ vơ ngoài chợ, lật đật chở về. Tới nhà, thấy... cháu đang ngồi ở cổng chờ ông. Nhìn lại, hóa ra nhầm, người kia cũng bị Down nên mặt giống cháu. Bèn chở người ấy trả về chỗ cũ.
Vừa đi vừa nghĩ ngợi: sao cơ quan mình cũng có nhiều người giống nhau thế, dù không phải là Down?

2. Đám giỗ

Bà mất sớm. Ông lấy vợ kế. Bà Hai không sinh con để toàn tâm chăm lo cho chồng và các con chồng, rồi các cháu nội ngoại. Mấy chục năm trôi qua như thế...
Ông bà lần lượt ra đi.

Một lần đến đám giỗ ông, nhìn lên bàn thờ chỉ thấy di ảnh của ông và bà Cả. Hỏi người nhà: vậy ai thờ bà Hai? Họ tỉnh queo: để bà ở chùa!
Thắp nhang trước bàn thờ bỗng như thấy hình bóng bà Hai vẫn ân cần bên ông.

KHỔ THÂN CÁI BÀN

Huỳnh Văn Úc
Chàng vừa dùng xong bữa sáng. Bữa sáng ăn nhẹ, món cuối cùng là ly cà phê màu đen sậm nhấm nháp từng ngụm nhỏ. Xong một ngụm chàng đặt cái ly trên mặt bàn, mắt mơ màng nhìn ra xa lắng nghe cái vị đắng dịu thơm mát của Trung Nguyên. Như thường lệ đúng vào cái thời điểm ấy người quản gia rón rén đẩy cửa đi vào, trên tay là một tập báo hằng ngày. Chàng không có thói quen đọc báo qua mạng. Hay ho gì mà đọc những chuyện vô bổ nhăng nhít của bọn blogger vô công rồi nghề viết ra. Vì thế chàng chỉ đọc báo in trên giấy. Báo in trên giấy chàng chỉ tin tưởng và thường đọc có vài tờ: Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị...Còn những thứ đại loại như Đại Đoàn Kết, Người Cao Tuổi thì cho qua. Chàng hờ hững cầm tờ Nhân Dân liếc qua rồi đặt nó xuống bàn. Kế đến là Sài Gòn Tiếp Thị. Mắt chàng đang liếc qua các cột báo chợt mở to, chàng đưa tay sửa lại đôi kính mắt, đưa tờ báo vào gần hơn rồi chăm chú đọc. Một phút im lặng trôi qua. Người ta thường nói trước khi bão đến trời chợt lặng gió. Cái vụ lặng gió đó nó giống như cái phút im lặng trước khi bùng nổ của chàng. Bởi vì sau cái phút im lặng đó chàng chợt gầm lên: " Quân này láo! Chúng nó là ai mà dám cả gan viết về Chị Hai của ta như thế này?". Bão đến làm đổ cây cối. Còn sự bùng nổ của chàng làm khổ cái bàn. Cái bàn không đứng yên được nữa mà đổ chổng kềnh. Sự tức giận khiến chàng co chân đạp mạnh một cái khiến cái bàn đổ rầm xuống đất. Cái ông Newton thật oái ăm khi phát minh ra định luật thứ ba nói về lực và phản lực. Phản lực nào ở đây? Thì nó là phản lực của chiếc bàn chứ còn ai vào đây nữa!

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

ANNA POLITKOVSKAYA

Huỳnh Văn Úc

Ngày 4/10/2012 trang mạng ria.ru (РИА Новости) đưa tin chính quyền thành phố Moskva đã chấp nhận đề nghị của một nhóm công dân tổ chức lễ tưởng niệm nữ nhà báo Anna Politkovskaya-người bị bắn chết trong thang máy ở chung cư nơi bà ở tại Moskva vào ngày 7/10/2006 với hai phát đạn vào ngực, một phát vào vai và một phát vào đầu ở cự ly rất gần. Lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức ở Công viên Novopushkinsky vào thời gian từ 14 giờ đến 16 giờ ngày 7/10/2012 với sự tham gia của khoảng hai trăm người. Anna Politkovskaya là nhà báo, nhà văn và hoạt động nhân quyền người Nga. Bà sinh năm 1958 tại thành phố New York trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều là những nhà ngoại giao của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc. Bà là phóng viên của tờ Novaya Gazeta-một tờ báo của phe đối lập ở Nga do Mikhail Gorbachev và Alexander Lebedev chủ trương. Bà nổi tiếng với loạt bài phóng sự về cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai- cuộc chiến tranh bắt đầu từ ngày 26/8/1999 để trả đủa cuộc xâm lược Dagestan của quân Chechnya ly khai.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

GỬI TRÀ MY

Phạm Xuân Trường


Cầu Cần Thơ bị sập
Tử nạn 53 người
Nếu không địch phá hoại
Thì gián điệp bên ngoài
Tay phải vỗ tay trái
Tại diễn biến hoà bình
Các thế lực thù địch
Chúng nó rình phá ta...

Cầu Bính vừa thông xe
Vinashin xô gẫy
Cầu hoá thành cái bẫy
Mấy năm rồi chưa xong
Ra Quảng Ninh đi vòng
Tiền xe tăng gấp bội

LIỆU NGƯỜI CÒN LÀ VỐN QUÝ NHẤT ?

Nguyễn Quang Thân

“Người là vốn quý nhất!” – cả đấng minh quân thân dân và chí ít có một tay độc tài khét tiếng, nói thế. Tư tưởng cơ bản nhất của nhiều tôn giáo như đạo Phật, đạo Ki tô, Khổng giáo, v.v. đều lấy con người làm bản vị. Tinh thần nhân bản tràn trề trong Phật pháp, trong Kinh Thánh cũng như kinh Coran. Thường thấy những gì con người sinh ra, nghĩ ra và tiếp tục hoàn thiện đều nhân danh quyền lợi con người, kể cả bom nguyên tử. Tu thân có mục đích sâu xa là “bình thiên hạ”, “bình thiên hạ” ngày nay là sự nghiệp cái lưỡi bò. Hư thật lẫn lộn hoài khó nhận biết. “Vua nước Tề yêu ngựa, thích cưỡi ngựa nên thấy ngựa là đưa tay ve vuốt, âu yếm. Vua nước Tần thích đánh nhau nên yêu trẻ con” (theo Hàn Phi Tử).

Nếu không có con người, không lấy con người làm vốn quý thì không tôn giáo nào, không quốc gia nào có thể tồn tại được. Cho nên dù có nghĩ như thế hay không, có thực sự vì con người hay ngược lại, vì chính bản thân mình, bất kỳ ai muốn được đi theo, được ủng hộ đều phải nói là mình yêu mình quý con người dù trong đó có không ít kẻ nói dối! Ngọn cờ nào cũng hàm chứa một chữ nhân lờ mờ phía trong, có điều là lời nói có đi đôi với việc làm hay không mà thôi, có khi giơ lên soi lại thấy ba chữ “ăn thịt người” (ý của Lỗ Tấn về lịch sử Trung Quốc).

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

THĂM VÙNG AMAZON

HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ(Kì 79)

Vũ Duy Chu
(Sưu tầm & sáng tác)

MƠ ƯỚC CHO… HÀ NỘI…

Nhà Hà Nội học Laudrup người Thụy Điển nghiên cứu về Hà Nội từ rất lâu rồi. Nhưng ông vẫn băn khoăn, hồ nghi về sự hiểu biết về Hà Nội của mình. Vì ông đã nghe quá nhiều những ý kiến trái chiều, thậm chí xung khắc của đủ các tầng lớp xã hội về Hà Nội… Còn nhà giáo nổi tiếng Thái Bá Tân thì bảo ông yêu Hà Nội vì Hà nội là Thủ đô của ông, của nước ông, dù nó có tốt xấu như thế nào, chứ chẳng phải Hà Nội là Thủ đô to nhất thế giới….

Laudrup đành kỳ vọng vào những công dân trẻ của Hà Nội. Sau này, rất có thể chính họ sẽ làm cho Hà Nội có một diện mạo hoàn toàn khác… Thế là bữa nọ, Laudrup bèn tìm đến một thư viện lớn của Hà Nội để làm một cuộc điều tra mini, kiểm tra nhận định và suy nghĩ của chính ông về lớp trẻ.

KHAI MẠC TRẠI SÁNG TÁC PHIA BẮC CỦA HỘI VHNT CÁC DTTS VIỆT NAM

Trần Nhương
Sáng nay ngày 5-10-2012, tại Nhà sang tác Đại Lải, Vĩnh Phúc đã tổ chức lễ khai mạc trại viết. Trại viên gồm các VNS các tỉnh phía Bắc, số lượng khá hoành tráng đến hơn 20 người. Trần Nhương được BCH cho đi dự, được bớt lo công việc ở tòa soạn và gia đình lên đây chú tâm sang tác là một dịp hiếm có.

Nhà văn Cao Duy Sơn, Phó CT Hội, Họa sĩ Trần Thái CVP đã đến dự. Nhà thơ Thanh Hải Phó CT Hội VHNT Vĩnh Phúc và một số đồng nghiệp địa phương cũng đến dự.

Mùa thu Đại Lải thật đẹp, không gian trong veo tưởng như không vương bụi bặm phố phường. Hồ nước đầy có ngọn và rừng cứ xanh như mời. Hy vọng với hơn 10 ngày Trần Nhương hoàn thành tập thơ mới và tập tản văn “Viết lăng nhăng trên mạng”.

PHÙ THĂNG, CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ



Nguyễn Ngọc San


<<<Vợ chồng nhà văn Phù Thăng (Ảnh tư liệu do gia đình nhà văn cung cấp)

Tin nhà văn Phù Thăng được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật làm nức lòng giới văn nghệ tỉnh nhà cùng những người thân, bè bạn gần xa yêu quý ông. Cụ bà Bùi Thị Ngân gần chín chục tuổi trông coi ngôi từ đường ở quê nội Phù Thăng thắp nén hương lầm rầm khấn vái: Thôi thế là tổ tiên cũng phù hộ cho chú nó.

VỀ BÚT DANH CỦA NHÀ VĂN PHÙ THĂNG?

Phù Thăng tên thật là Nguyễn Trọng Phu, cầm tinh con rồng, sinh năm 1929. Quê nội ở thôn Phù Tinh, xã Trường Thành (Thanh Hà). Quê mẹ ở làng Tất Lại, xã Cộng Lạc (Tứ Kỳ). Ngày ông ra đi giữa hôm rằm tháng giêng âm lịch năm 2008. Tiết Nguyên tiêu mưa gió sụt sùi nhưng dòng người đưa tiễn ông có đến ngót ngàn người. Có người từ miền Nam ra. Có người từ Hải Phòng lên, từ Hà Nội xuống. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bỏ hòn đất đầu tiên xuống huyệt mộ Phù Thăng và ghi vào sổ tang: “Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam và các nhà văn Việt Nam vô cùng thương tiếc vĩnh biệt nhà văn Phù Thăng.

NGU KHÔNG BIẾT NGU MỚI LÀ MỐI NGUY CHO XÃ HỘI


Trần Huy Thuận



Con người ta sinh ra, có kẻ thông minh, có kẻ ngu tối. Có kẻ mới sinh ra đã bộc lộ tư chất thông minh, có người vừa ra đời sự đần độn đã hiện ngay ra mặt. Trẻ thông minh, lớn lên chưa chắc đã duy trì được như vậy và ngược lại. Một nhà bác học nói: “Thông mình 99% là do nỗ lực học tâp, chỉ có 1% là nhờ bẩm sinh” – câu nói có vẻ thiên về động viên và khiêm tốn hơn là thực tế.

Để đánh giá một người thông minh, người ta có nhiều cách gọi: Giỏi giang, tháo vát, nhanh nhẹn, năng động, thức thời, thông thạo… Để nhận xét một kẻ ngu dốt, chúng ta nói: dốt nát, tối dạ, đầu óc tối tăm, kém hiểu biết, ngu si, cù lần, ngu muội, ngu đần, ngu xuẩn, ngu lâu, cuồng tín,…

Thông minh hay ngu tối có thể do bẩm sinh, có thể do không chịu học. Thông minh do bẩm sinh nhưng không được bồi bổ liên tục bằng sự học, thì sự thông minh sẽ dần bị hạn chế. Ngu tối do ít học, có thể được cải thiện bằng sự nỗ lực vượt bực trong học tập. Ngu tối do bẩm sinh thì thường khó thay đổi.