Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

GEORGE ORWELL NHÀ VĂN PHẢN KHÔNG TƯỞNG CHỐNG CỰC QUYỀN

Đoàn Tử Huyến
George Orwell (25/6/1903 – 21/01/1950) là một trong những nhà văn tiếng Anh được hâm mộ nhất, nhà viết truyện chính trị vĩ đại nhất của thế kỉ XX; ông được coi là lương tâm của một thế hệ, biểu tượng của sự độc lập của người trí thức không bị tác động bởi quyền lực và chính trị; các tác phẩm của ông cảnh báo chống chủ nghĩa cực quyền và sự kiểm soát cá nhân từ phía các nhà nước hiện đại.



George Orwell, tên khai sinh là Eric Arthur Blair, sinh tại thành phố Motihari thuộc bang Bihar (Bengali, Ấn Độ) trong một gia đình thực dân Anh trung lưu. Lên năm tuổi, ông được gửi đến học tại trường học trong tu viện Henley-on-Thames (hạt Oxfordshire, Anh quốc), sau đó là trường tư thục Eastbourn (đến năm 1916), rồi chuyển sang trường Cao đẳng Eton danh tiếng (tốt nghiệp năm 1921). Những phiếu đánh giá việc học tập của ông tại Eton rất khác nhau, số này ghi ông là một học sinh kém, số khác thì phê hoàn toàn ngược lại: rõ ràng ông không được một số thầy giáo vừa ý. Khi trở lại Bengali, ông là sĩ quan biên chế Cảnh sát Hoàng gia Ấn Độ tại Mandalay(1) đến năm 1927. Do ngày càng bất mãn với sự thống trị của người da trắng ở thuộc địa, năm 1927 ông trở về Anh, lang thang không mục đích khắp nơi, sống vất vưởng bằng đủ thứ nghề.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

NUỐT VÀO NHẢ RA




Món này nuốt rất khó trôi

Nhả ra chẳng được, kêu trời chẳng nghe

Thôi thì đành phải ho hoe

Bồ hòn ngọt lắm thỏa thuê dân mình

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

THƠ ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN VÀ DẰNG DẶC NỖI ĐA ĐOAN

Phạm Thị Phương Thảo


Có lẽ trước đây đã có nhiều người biết tên tuổi của Nhà thơ nữ Đoàn Thị Lam Luyến từ những năm 89-90 với tập thơ đầu tay mang tên "Lỡ một thì con gái". Chị đã được nhiều bạn đọc yêu thơ và đặc biệt là giới phụ nữ từng ngưỡng mộ và yêu mến vì chất thơ "đặc sệt" đàn bà. Đặc biệt sau này, nhiều bài thơ có phần chanh chua "nổi loạn" của chị còn luôn ám ảnh người đọc bởi cái chất mê say và cũng "tưng tửng" rất riêng như "Hát theo Thị Màu" hay "Chồng chị chồng em"...

Sau này nhiều người còn biết đến chị bởi những câu thơ được nhạc sỹ Thuân Yến phổ nhạc trong bài hát nổi tiếng mang tên "Khát vọng" có những câu như:

"Gửi tình yêu vào đất

Được hoa trái đầy cành

Ngước lên trời cao rộng

Sẽ được ngọn sóng xanh"

Người đàn bà tuổi Mão ấy sinh năm 1951 ở một vùng quê chiêm trũng nghèo khó của Hưng Yên. Cuộc đời chị đã phải lăn lóc và bươn chải sớm với bao nghề lao động chân tay vất vả từ nhỏ. Do có chút năng khiếu nghệ thuật và lại yêu hội họa, văn thơ từ khi còn nhỏ nên chị đã có cơ hội được thoát ly gia đình sớm để vào học trường Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc. Đây cũng là một bước ngoặt lớn đã làm thay đổi cuộc đời chị.

TÌM XUẤT XỨ CÂU: "CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI sƠN..."

Hà Văn Thùy

Trong chuyên luận Tìm gốc gác và niên đại Hùng Vương*, chúng tôi công bố khảo cứu cho thấy, vùng Thái Sơn tỉnh Sơn Đông Trung Quốc là nơi phát tích của người Việt hiện đại. Tuy nhiên do hạn chế về tài liệu, chúng tôi mới lý giải được nửa câu ca Công cha như núi Thái Sơn mà còn nợ, chưa làm rõ nửa sau Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Nay xin được trả món nợ hầu bạn đọc.

*

Trong phần lớn trường hợp, ở vế sau của câu ca, chữ trong nguồn không viết hoa. Điều này cho thấy, trong quan niệm phổ cập, đó không phải là danh từ riêng. Có nghĩa đó là từ dùng chung cho mọi sông suối, nguồn nước. Suốt nhiều năm tháng, chúng tôi cũng cho là như vậy. Nhưng khi suy nghĩ kỹ lại thì thấy không phải thế. Câu ca là một câu đối nghiêm chỉnh. Một khi Thái Sơn là địa danh cụ thể, không phải là “núi lớn” chung chung thì trong nguồn bắt buộc cũng phải là một địa danh! Chúng tôi cho đó là dòng suối, dòng sông trong vùng Thái Sơn. Tuy nhiên tìm khắp vùng Thái Sơn không hề có địa danh này. Vì vậy, trong chuyên luận trên, chúng tôi không thể nói thêm được gì!